Theo xu hướng trước đây, rất nhiều gia chỉ thích xây nhà tắm trong phòng ngủ để tiện lợi cho việc vệ sinh cá nhân, thì hiện tại xu hướng này đã có nhiều thay đổi.
Trong các khu vực ở phòng ngủ thì giường ngủ, bàn làm việc, tủ đồ... là những vật dụng cần thiết, thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, khu vực phòng tắm thường ít sử dụng nhất.
Chính vì thế, với những phòng ngủ nhỏ, việc xây thêm phòng tắm dễ chiếm diện tích không gian, tạo cảm giác chật chội lại không sử dụng ít.
Nhiều thiết kế phòng tắm thường không cách âm hoặc cách âm kém đôi khi trong phòng tắm có các loại đường ống sẽ khuếch đại tiếng xả nước.
Nếu ở chung phòng với người thân hoặc bạn đời, khi bạn dậy đi vệ sinh vào ban đêm, tiếng xả nước của nhà vệ sinh rất lớn, dễ đánh thức người bên cạnh.
Phòng tắm thường được thiết kế chung cho việc tắm rửa và vệ sinh cá nhân. Chính vì thế, nếu thiết kế không khéo việc khu vực này dễ bị ẩm ướt là điều khó tránh khỏi.
Nếu không vệ sinh, dọn dẹp kĩ thường những nơi này sẽ sinh ẩm mốc, có mùi khó chịu. Thậm chí, đây là nơi mà côn trùng thường thường ẩn nấp.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt với những người thường có công việc bận rộn, ít có thời gian để dọn dẹp nhà cửa.
Thêm nữa, nhiều phòng tắm hiện nay thường được thiết kế kín, không thông thoáng, điều này cũng dễ tạo mùi nếu sử dụng lâu.
Thay vì xây phòng tắm trong phòng ngủ, nhiều người hiện đang có xu hướng xây dựng phòng tắm riêng biệt. Có thể xây gần phòng ngủ để dễ bề vệ sinh cá nhân khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, họ vẫn ưu tiên xây riêng biệt, có tường ngăn để giảm tiếng ồn và dễ vệ sinh, dọn dẹp hơn.
Theo kiến trúc sư Trung Hoàng - Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng ở TPHCM, tuỳ vào sở thích mỗi người mà có thể xây nhà tắm trong hoặc ngoài phòng ngủ.
Ông Hoàng cho rằng việc xây nhà tắm trong phòng ngủ chưa hẳn là không tốt nhưng nếu muốn xây dựng cần lưu ý nhiều vấn đề.
Theo ông Hoàng, do sử dụng thường xuyên, độ ẩm lớn nên nhà vệ sinh là khu vực chứa nhiều vi khuẩn nhất. Vì thế, để không gian này luôn được thông thoáng và khô ráo nên thiết kế nhà vệ sinh ở nơi nhận được nguồn sáng tự nhiên, đồng thời lắp đặt thêm quạt thông gió.
Độ dốc của bồn cầu theo tiêu chuẩn lắp đặt phải được thiết kế phù hợp với phần thoát nước, hạn chế tối đa việc tắc nghẽn bồn cầu hoặc không thể thoát hết gây mùi khó chịu. Trước khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ, nên thiết kế hệ thống thoát nước và thông khí chi tiết, bài bản để hạn chế trường hợp đọng nước.
Có một nguyên tắc chung khiến phòng vệ sinh trong phòng ngủ trở nên sang trọng, kín đáo là trước khi vào khu vệ sinh nên có một không gian đệm, có thể là không gian thay đồ hoặc kết hợp luôn kệ tủ quần áo. Trong nhà vệ sinh cần phân chia khu khô và khu ướt. Các thiết bị cần được bố trí theo đúng mục đích sử dụng...
Bất động sản dành cho bạn