Thiết kế nhà có tầng lửng, gác lửng là kiểu thiết kế khá phổ biến trong kiến trúc hiện nay. Với những căn nhà có diện tích không quá lớn, tầng lửng được xây nhằm tối ưu không gian sinh hoạt và có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau.
Tầng lửng (tiếng Anh là Mezzanine) hay còn gọi là gác xép, gác lửng, được định nghĩa là tầng trung gian trong thiết kế kiến trúc của một ngôi nhà.
Không giống như các tầng 1, tầng 2,… gác lửng không được tính chính thức là 1 tầng. Mà nằm ở trung gian, vị trí giữa của 2 tầng, có chiều cao trung bình khoảng từ 2,2 – 2,5m. Tầng lửng thường được thiết kế nằm tại phía trên của tầng dưới cùng với trần thấp.
Tầng lửng được thiết kế tại rất nhiều ngôi nhà mái bằng ở nước ta từ xưa, tuy nhiên theo thời gian, tầng lửng còn xuất hiện ở nhiều mẫu nhà khác nhau và mang tính thẩm mỹ cao.
Thiết kế gác lửng cho nhà ở mang đến những công dụng tuyệt vời sau:
Đối với những căn hộ lớn, việc thiết kế gác lửng giúp lấp đầy những không gian trống. Đồng thời, mang đến không gian thông thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Đối với những căn nhà có diện tích khiêm tốn, việc xây dựng gác lửng giúp căn nhà tăng thêm diện tích sử dụng. Gia chủ có thể dùng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung hoặc phòng làm việc, phòng đọc sách,..
Đối với những ngôi nhà có thiết kế tầng cũng như chiều cao hạn chế, gác lửng có thể sử dụng làm phòng chức năng như: phòng ngủ cho khách, phòng bếp,....
Được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hóa hay dùng làm chỗ để xe hoặc nhà kho.
Gác lửng tạo cảm giác trần cao, tăng phần cá tính, lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
Tầng lửng sở hữu nhiều công dụng đa năng, thế nhưng cần thiết kế và xây dựng cẩn thận bởi gác lửng kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm. Tình trạng này thường xảy ra ở nhà xưởng do thiết kế lan can thấp, chất liệu và kỹ thuật xây dựng kém, người lao động không chú ý khi thành lan can đang đóng hoặc mở.
Bên cạnh khái niệm tầng lửng là gì thì ta cũng cần nắm rõ về đặc điểm của thiết kế để đưa ra phương án xây dựng hiệu quả nhất.
Không phải công trình nhà ở nào cũng được xây dựng thêm gác lửng. Tùy thuộc vào quy định của từng địa phương mà có chủ nhà, chủ đầu tư có thể được cấp phép xây dựng gác lửng hay không? Nếu được cấp phép xây gác lửng, bạn cần nắm rõ quy định thiết kế gác lửng như:
Đối với thiết kế gác lửng tầng trệt: Trong trường hợp này độ cao tầng trệt đến sàn lầu một không quá 5.8m và không thấp hơn 5m.
Diện tích xây dựng gác lửng không vượt quá 80% tổng diện tích xây dựng tầng trệt.
Tầng lửng được chia làm 4 loại chính, bao gồm:
Thiết kế tầng lửng bên hông
Đối với thiết kế tầng lửng bên hông yêu cầu không gian xây dựng rộng rãi. Bởi thiết kế chỉ phù hợp với những công trình có diện tích lớn.
Thiết kế gác lửng phía sau
Gác lửng phía sau là kiểu thiết kế được nhiều gia chủ và kiến trúc sư lựa chọn cho các công trình nhà phố và nhà liền kề.
Bố trí gác lửng phía sau căn nhà sẽ tạo vị trí thuận lợi, giúp cho việc quan sát tầng trệt trở nên dễ dàng. Đồng thời, bạn có thể tận dụng làm phòng sinh hoạt chung cho gia đình. Bên cạnh đó, việc bố trí gác xép còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng khách.
Nhược điểm của kiểu thiết kế gác lửng này là sẽ làm cho không gian tầng trệt phía sau bị thấp hơn. Do đó, khi sử dụng thiết kế này cũng tạo cảm giác không thoáng, tạo sự chật chội.
Thiết kế tầng lửng phía trước
Thiết kế gác lửng ở vị trí phía trước phòng khách là ý tưởng rất thông minh. Không chỉ tạo nên ấn tượng mà còn thể hiện rõ phong cách và cá tính của gia chủ.
Với khả năng sáng tạo cùng với sự đa dạng, đặc biệt là gu thẩm mỹ của mà bạn có thể biến tấu và phá cách thiết kế không gian gác lửng bằng những đồ nội thất, đồ trang trí cùng với tone màu thích hợp.
Thiết kế tầng lửng trong phòng
Thông thường, trong nhiều thiết kế, gác lửng được bố trí xây dựng trên toilet và thường được dùng làm phòng làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng không gian gác lửng với nhiều mục đích khác nhau như: phòng vẽ tranh, đọc sách, thư giãn,...
Ưu điểm của thiết kế đó chính là tạo sự thoải mái cũng như sự riêng tư cho gia chủ. Thế nhưng, bạn chỉ có thể sử dụng thiết kế này khi không gian phòng ngủ của bạn dài hoặc có diện tích lớn.
Tầng lửng có thể được trang trí bằng nhiều cách khác nhau. Chủ nhà có thể sử dụng lan can bằng kính cường lực, sắt mỹ nghệ hoặc cửa kính để ngăn phòng...
Với cách bố trí tầng lửng hợp lý, khi bước vào ngôi nhà sẽ mang lại cảm giác rộng rãi nhờ phần trần cao hơn 5m và có thêm diện tích sử dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Gác lửng nên có màu sắc hài hòa với tổng thể không gian ngôi nhà. Phần lan can nên sử dụng chất liệu kính trong suốt để căn gác mang phong cách hiện đại hơn đồng thời đảm bảo độ thông thoáng.
Đồ nội thất, đồ trang trí nên chọn những vật nhỏ gọn và đa chức năng bởi tầng lửng có chiều cao thấp và không gian khá nhỏ. Sử dụng các món nội thất thông minh kết hợp với màu sắc trung tính sẽ làm tăng diện tích tầng lửng một cách hiệu quả hơn.
Có thể nói, xây tầng lửng là một trong những biện pháp phổ biến và đơn giản nhất để mở rộng mặt bằng, tối ưu công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên khi thi công tầng lửng, chủ nhà cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mĩ và pháp lý cho ngôi nhà.
Bất động sản dành cho bạn