Trong xây dựng và thiết kế nhà ở, phong thủy phòng bếp và nhà vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đã có không ít gia chủ chỉ quan tâm tới sự hợp lý, tính tiện lợi khi sử dụng mà ít khi để tâm tới yếu tố phong thủy. Chính vì thế đã gây ra những sai lầm về mặt phong thủy, mang đến nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu tới tài vận, sức khỏe của gia đình.
Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau
Việc thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh nằm cạnh nhau là điều bình thường. Nhưng việc bố trí nhà bếp đối diện với toilet thì đây lại là một điều cấm kỵ trong phong thủy, mà rất nhiều gia đình gặp phải, đặc biệt là ở căn hộ chung cư.
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh thuộc hai hệ đối nghịch nhau. Trong khi bếp thuộc hệ hỏa, thì nhà vệ sinh lại thuộc hệ thủy. Thủy và hỏa vốn khắc nhau nên cách thiết kế này sẽ có tác động xấu đến sự nghiệp, tài lộc, sức khỏe đến không chỉ gia chủ mà cả các thành viên trong gia đình.
Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi lại kiểu bố trí này trong nhà. Tuy nhiên, nếu việc thi công lại khó khăn thì bạn cũng có thể hóa giải bằng việc sử dụng tấm chắn, vách ngăn hoặc làm các bức tường thạch cao, gỗ, sử dụng tủ kệ để chắn ngang giữa 2 không gian này. Từ đó sẽ hạn chế phần nào sự xung đột giữa 2 dòng khí đối lập Thủy và Hỏa.
Khi thiết kế bếp gia đình, để đảm bảo vấn đề phong thủy, chúng ta cần thiết lập theo quy tắc tương sinh tương khắc của ngũ hành. Đó là bố trí thêm cây xanh ở khu vực bếp. Cây xanh thuộc hệ mộc, mộc sẽ bổ trợ cho hỏa được vượng hơn. Từ đó giúp cho gia đạo được thuận hòa, sức khỏe dồi dào, công việc, học hành, tài lộc được tốt hơn. Bên cạnh đó, cây xanh còn bổ sung khí oxy, tạo một không gian sống mát mẻ và trong lành hơn.
Nhà bếp và nhà vệ sinh nằm ở trung tâm nhà.
Các gia chủ cần lưu ý, phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đều không nên đặt ở trung tâm của nhà. Bởi cả phòng bếp lẫn nhà vệ sinh đều là những không gian mang tính riêng tư. Chình vì vậy, bố trị ở ngay giữa nhà sẽ tạo ra những tác động đến tâm lý của các thành viên trong gia đình cũng như của khách ghé thăm.
Bên cạnh đó, bếp là nấu nướng, chính vì vậy mà dầu mỡ, tiếng động, mùi … có thể sẽ bay khắp các ngóc ngách của căn nhà rất bất tiện. Còn nhà vệ sinh là nơi được sử dụng để giải quyết nhu cầu cá nhân, đây là nơi chứa nhiều xú uế. Do đó, nếu để ở giữa nhà thì vô hình chung sẽ là điểm phân tán mọi loại vi khuẩn có hại đến tất cả ngôi nhà.
Thông thường vị trí chính giữa căn nhà nên thiết kế giếng trời sẽ vừa hợp lý, vừa tốt cho phong thủy. Bởi chính giữa nhà cần phải là nơi chia sẻ, phân phát nguồn năng lượng tốt, nguồn vượng khí.
Giếng trời ở giữa nhà sẽ giúp ánh sáng và không khí tự nhiên đến mọi ngóc ngách của ngôi nhà. Từ đó, sức khỏe của người ở sẽ tự khắc được nâng cao. Tài lộc, may mắn của gia chủ cũng nhờ thế mà thăng hoa hơn. Vì thể, phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh tuyệt đối tránh vị trí giữa nhà mà nên nhường vị trí này để làm giếng giờ và tiểu cảnh đẹp.
Nhà bếp và nhà vệ sinh không được đặt đối diện cửa chính
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh cực kỵ vị trí đối diện cửa chính ra vào. Bởi lẽ cửa chính là nơi đón nguồn vượng khí, tài lộc.
Bố trí WC đối diện cửa chính được cho là sẽ ngăn cản nguồn tài lộc vào nhà. Còn bố trí bếp đối diện cửa chính sẽ khiến tiền tại bị hao hụt, thất thoát. Bếp núc vốn tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ - tay hòm chìa khóa. Vị trí đối diện ngay cửa chính được cho là khiến tiền bạc sẽ mất mát, tiêu tan nhanh chóng.
Thiết kế bếp và nhà vệ sinh cao hơn phòng kháchTheo khoa học phong thủy, việc tôn nền bếp hoặc nhà vệ sinh cao hơn phòng khách. Điều này được cho là sẽ khiến cho gia đạo bất hòa, tiền tài, địa vị của gia chủ cũng vì thế mà tụt dốc.
Nhà xú uế từ nhà vệ sinh sẽ chiếm vị trí ở trên, ảnh hưởng tới nguồn dương khí của phòng khách.
Còn với phòng bếp, nền cao hơn sẽ tạo ra sự xáo trộn và đối nghịch bởi phòng khách đại diện cho nam nhi, còn không gian bếp núc lại là của nữ nhi. Nữ nhi “cao” hơn, lấn át nam nhi trong ngồi nhà được cho nhà tượng trưng cho sự bất hòa, dễ đổ vỡ.
Theo Homedy Blog Phong thuỷ
Bất động sản dành cho bạn