Việc thị trường bất động sản khó khăn đã khiến cho nhiều nhà đầu tư và người mua đang tìm kiếm các giải pháp mới để vượt qua vấn đề tài chính.
Một dự án biệt thự ở khu vực phía Đông thủ đô đang đối mặt với làn sóng cắt lỗ mạnh, với mức độ phổ biến từ 1-2,5 tỷ đồng/căn so với giá hợp đồng. Thậm chí, một số chủ nhà đã sẵn sàng cắt lỗ lên đến 30% giá trị hợp đồng, tương đương với tỉ lệ vào tiền đợt 1. Theo chị Minh Vân, một môi giới biệt thự, nguyên nhân của hiện tượng này là do chính sách ân hạn lãi suất sắp kết thúc và bản thân chủ nhà không có khả năng tài chính vào tiền đợt 2. Ban đầu, họ đã cắt 1-2 tỷ đồng, nhưng vẫn không tìm được khách mua, nên đã chấp nhận cắt sâu hơn với mức giảm 30%, tương đương với toàn bộ số tiền đã đóng đợt đầu. Tuy nhiên, họ không chọn phương án huỷ hợp đồng mà chấp nhận mất trắng toàn bộ số tiền đã đóng để tìm được khách mua đóng tiền tiếp. Phương án này giúp chủ nhà tránh được việc bị đưa vào danh sách nợ xấu của ngân hàng.
Tại một dự án nghỉ dưỡng có quy mô lớn ở Phan Thiết (Bình Thuận), mới đây, chủ đầu tư thông báo tạm hoãn thanh toán theo thỏa thuận ban đầu với khách hàng, cụ thể là ngưng hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà. Rất nhiều nhà đầu tư đã mua biệt thự, liền kề, shophouse thuộc dự án này đứng ngồi không yên. Trong bối cảnh lãi suất vay mua bất động sản cao, thị trường trầm lắng, động thái này của chủ đầu tư khiến nhiều nhà đầu tư đã mua sản phẩm ở đây xác định sẽ mất trắng toàn bộ số tiền đã đóng đợt đầu, tương đương 15% tổng giá trị bất động sản đã đóng. Với họ, đây là giải pháp khả thi hơn việc tiếp tục trả lãi ngân hàng theo lãi suất thả nổi. Được biết, các căn thấp tầng tại dự án này có khoảng giá phổ biến từ 10 tỷ đồng trở lên, có những căn lên tới hàng chục tỉ đồng. Với 15% số tiền đã đóng đợt đầu, những nhà đầu tư dừng cuộc chời, đồng nghĩa chấp nhận mất trắng, người ít thì 1 tỷ, người nhiều thì vài tỷ đồng.
Tương tự, tại một dự án chung cư ở phía Tây Hà Nội, một số chủ nhà cũng tuyên bố “tặng” nhà cho khách mua lại căn hộ của mình. Việc “tặng” này đồng nghĩa chủ nhà xác định mất toàn bộ số tiền đã vào (thường là đợt đầu) để tìm được người mua có thể tiếp tục khoản nợ vay mua trước đó. Anh Nguyễn Anh Tiến, môi giới căn hộ ở Nam Từ Liêm cho biết, khách của anh đang rao bán căn hộ 2 ngủ và tặng luôn lại khách mua sau vài trăm triệu đồng đã đóng do không “kham” được lãi suất ngân hàng, cần tìm người thế vào khoản nợ đã vay. Anh Tiến cho biết căn hộ vừa được giao dịch thành công cuối tháng 2. Không chỉ mất trắng số tiền đã đóng, khách của anh còn phải bỏ thêm tiền túi để trả hoa hồng cho môi giới và chi trả tất cả số tiền phí liên quan đến việc sang tên. “Khách của tôi làm kinh doanh, thường xuyên vay ngân hàng nên buộc phải chọn “cách” này vì không muốn bị CIC nợ xấu của ngân hàng”, anh Tiến chia sẻ.
Nhà đầu tư Nguyễn Hữu Hùng chia sẻ nhiều người đã tính toán kỹ khi không vay quá 50% giá trị BĐS, tuy nhiên khi thị trường biến động xấu, họ vẫn phải chấp nhận mất trắng. Ông cho rằng giải pháp này là khôn ngoan và kịp thời để tránh áp lực lãi suất đè nặng, nhưng thanh khoản kém của một số dự án làm cho việc bán trở nên khó khăn.
Bất động sản dành cho bạn