1. Xác định kỹ nhu cầu
Xác định kỹ nhu cầu giúp bạn có được lựa chọn phù hợp. Việc đánh giá nhu cầu dựa trên hoàn cảnh thực tại: số lượng thành viên trong gia đình, định mức túi tiền, chất lượng cuộc sống mong muốn…
Dựa trên những yếu tố đánh giá đó, phạm vi lựa chọn nhà ở của bạn sẽ thu hẹp lại. Những yếu tố tiếp theo cần được xem xét là có gần cơ quan, trường học, bệnh viện hay không? An sinh xã hội xung quanh có tốt hay không? Cảnh quan xung quanh như thế nào?….Nhìn chung, càng hiểu rõ về nhu cầu nhà ở càng giúp bản thân có được lựa chọn chính xác.
2. Bắt đầu tìm kiếm nhà đất
Gia chủ sẽ tiến hành tìm kiếm nhà ở dựa trên nhu cầu đã định ra. Theo kinh nghiệm mua nhà của các bậc đi trước, có 3 nguồn thông tin hữu ích, bạn có thể tham khảo:
Vận dụng các mối quan hệ cá nhân: Bạn có thể vận dụng mối quan hệ quen biết với anh em, bạn bè, đồng nghiệp để tìm hiểu về các căn nhà phù hợp với nguyện vọng của mình.
Tìm kiếm trên Internet: Một nguồn thông tin vô hạn là Internet. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn thông tin trên này, bạn cần lưu ý về việc chọn lọc thông tin. Kinh nghiệm mua nhà cho thấy bạn nên lựa chọn các trang web giao dịch bất động sản uy tín như vinhomes, batdongsanvietnam, nhadatmoi.net, nhadatvui.vn….
Sàn thương mại điện tử về bất động sản: Sàn thương mại điện tử về bất động sản cũng là một kênh thú hút nhiều sự quan tâm của người bán và người mua. Các sàn bất động sản như Nhà Đất Mới mang đến luồng gió mới lạ cho thị trường bất động sản Việt Nam. Đồng thời, tạo ra môi trường chuyên nghiệp giúp kết nối người bán và người mua bất động sản.
3. Kiểm tra nhà
Sau khi tìm kiếm được căn nhà ứng ý, gia chủ cần đến kiểm tra tình hình nhà thực tế trước khi quyết định chọn lựa.
Nếu quá trình mua bán bất động sản của bạn thông qua các đơn vị môi giới, hãy yêu cầu họ sắp xếp lịch cho bạn. Các yếu tố bạn cần để tâm bao gồm: độ mới cũ của căn nhà, nội thất, cảnh quan xung quanh, giao thông, lối vào nhà…Hãy chụp ảnh và ghi chú tỉ mỉ lại những điều này. Đây sẽ là luận cứ xác thực và đầy sức thuyết phục khi bạn thương lượng giá cả với chủ nhà.
4. So sánh và ra quyết địnhKinh nghiệm mua nhà cho hay bạn nên tìm hiểu một vài căn trước khi đưa ra lựa chọn. Với mỗi căn, thực hiện tương tự các bước như trên. Cuối cùng đưa ra một bản đánh giá toàn diện. Từ đó có những so sánh và căn nhắc phù hợp.
5. Thương lượng
Có quyết định chính thức, bạn cần tiến hành thương lượng, đàm phán giá càng sớm càng tốt. Bởi bạn không phải là khách hàng duy nhất để ý đến ngôi nhà đó. Hãy tiến hành đặt vấn đề một cách thiện chí, chuyên nghiệp.
Khi đàm phán, dù giá là đích cuối cùng nhưng bạn không nên cứng nhắc tập trung quá. Thay vào đó, hãy đặt tầm nhìn lên cao một bậc để quan sát bức tranh tổng thể. Từ đó, đề xuất thêm các vấn đề khác như: giảm tiền đặt cọc, rút ngắn ngày bàn giao nhà. Về thỏa thuận giữa hai bên, cần hiện thực hóa bằng hệ thống văn bản để đảm bảo tính pháp lý về sau.
6. Chốt giao dịch
Sau khi đã đạt được thỏa thuận, hai bên mua bán sẽ tiến hành các thủ tục giao dịch. Các bước làm giấy tờ, giao dịch thường kéo dài từ 15 – 20 ngày. Theo kinh nghiệm mua nhà, cần giữ liên lạc với chủ nhà trong khoảng thời gian này để tránh những thay đổi thời điểm cuối. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ các thủ tục pháp lý khi sang nhượng để tránh xảy ra những tranh chấp về sau.
7. Chuyển đến ở
Sau khi giao dịch, quy trình của bạn đã hoàn thiện 90%. Công đoạn cuối cùng là chuyển đến ở. Lời khuyên là nên xem ngày trước khi chuyển đến. Điều này có ý nghĩa tâm linh, rằng “đầu xuôi đuôi lọt”. Hãy đảm bảo rằng các công đoạn tu sửa, bảo dưỡng đã được hoàn thành trước khi chuyển đến.
Hy vọng rằng, những kinh nghiệm mua nhà được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho các gia chủ khi quyết định mua nhà.
Theo Quản lý bất động sản
Bất động sản dành cho bạn