Trong tình hình thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay, việc mua nhà đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến tiềm lực tài chính và uy tín của chủ đầu tư. Điều này đảm bảo rằng chúng ta đang đầu tư vào một dự án đáng tin cậy và tránh những rủi ro không mong muốn.
Dẫu là khi thị trường bế tắc thanh khoản, lải suất thả nổi tăng cao, anh Đ.T (nhà đầu tư tại TP. Thủ Đức) cũng không mấy lo lắng vì căn hộ anh đầu tư vẫn đang trong giai đoạn được ưu đãi lãi suất vay mua nhà. Với anh, nhà đầu tư nào đang cần thoát hàng thì mới chật vật, bản thân anh tính đầu tư lâu dài, không cần sang nhượng thì thị trường có “xấu” chút cũng không sao.
Tuy nhiên “tai bay vạ gió” ập đến là khi CĐT thông báo không còn đủ nguồn lực tài chính, phải kết thúc hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi. Điều này đồng nghĩa khách mua như anh sẽ phải gánh mức lãi suất thả nổi (thời điểm đó là gần 15%) khiến anh T. choáng váng. Sau khi tính toán thận trọng, anh quyết định thanh lý hợp đồng với CĐT, chịu phạt khoảng tiền không nhỏ để tránh chạy tiền từng tháng.
Mới đây, chị H.T (TP.HCM) cũng đang rục rịch cầm đơn đi kiện CĐT một dự án chung cư phường Bình Thọ quận Thủ Đức từng được xem là “hot” nhất khu vực. Được biết năm 2021 chị đặt cọc mua một căn tại dự án với giá bán hơn 90 triệu đồng/m2. Thời điểm đó chủ đầu tư vẫn đang hoàn tất pháp lý, chưa ký hợp đồng dù chị T. đã đóng gần 30% giá trị căn hộ. Đến nay, gần 1,4 tỷ đồng của chị vẫn “tồn đọng” trong dự án, nhà chưa nhận mà hợp đồng cũng chưa được ký.
Chán nản với pháp lý dự án, chị cùng một số khách hàng khác muốn rút lại tiền về thì CĐT đề nghị nếu không ký HĐMB thì sẽ phạt 50% khoản tiền đã đóng trước đó theo quy định. “Rõ ràng là họ sai trước, đóng tiền bao năm mà vẫn không hoàn thành pháp lý, không cho người mua ký HĐMB, giờ khách muốn thanh lý rút tiền thì họ lại nói mình vi phạm, cướp trắng số tiền bao năm đã giữ của mình”, chị T. chia sẻ.
Còn anh K, một cư dân đang sở hữu căn hộ trong một khu đô thị quy mố lớn tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, cho biết, anh đã nhận nhà được 3 năm nay nhưng đến giờ, chủ đầu tư vẫn chưa cấp sổ hồng cho dân. Không chỉ anh mà hơn 900 hộ dân khác cũng chung cảnh mua nhà không sổ. Nguyên nhân là chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với chính quyền. Tiền thì người mua đã đóng hết, chủ đầu tư làm sai rồi liên lụy người dân chịu "vạ lây".
Cũng thuộc khu đô thị này, nhiều người mua nhà cho biết dù đã đến hạn cam kết bàn giao, nhưng chưa được nhận do dự án vi phạm, bị chính quyền ngăn chặn việc bàn giao căn hộ cho người dân. Cư dân đã nhiều lần khiếu nại, yêu cầu CĐT hoàn tất thủ tục pháp lý và nghĩa vụ tài chính để đảm bảo quyền lợi chính đáng của dân cư nhưng đến nay vẫn bị phớt lờ.
Câu chuyện duy trì uy tín thương hiệu đang trở thành thách thức với nhiều doanh nghiệp BĐS, nhất là trong bối cảnh khó khăn bủa vây như lúc này. Thị trường BĐS hiện nay, bên cạnh một số CĐT chưa làm tốt vai trò của mình, vẫn có không ít doanh nghiệp định vị được thương hiệu và uy tín với người mua, kéo lại niềm tin cho thị trường BĐS.
Cụ thể như CĐT Nam Long đang tập trung làm tốt câu truyện giữ “chữ tín” với người mua nhà. Từ cuối năm 2022, đơn vị này đã bàn giao căn hộ Flora Mizuki MP6-7-8 (thuộc KĐT Mizuki Park) vượt tiến độ cam kết. Đầu năm nay, dự án Flora Mizuki phân khu MP9 -10 và Flora Panorama cũng đã được cất nóc chỉ sau 9 tháng thi công, dự kiến sẽ đưa vào vận hành, bàn giao trong quý 4/2023.
Hay mới đây nhất, giữa tháng 7/2023, Nam Long bắt đầu bàn giao gần 400 sản phẩm căn hộ EHome Southgate (Bến Lức, Long An) giai đoạn 2 theo đúng cam kết. Ghi nhận thực tế, phần lớn cư dân khi đến nhận bàn giao đều đánh giá cao mức độ hoàn thiện và chất lượng dự án. Nhiều gia đình cho biết đã sẵn sàng kế hoạch thiết kế nội thất để về an cư trong thời gian tới.
Còn một doanh nghiệp khác là Tập đoàn Bcons đã tạo được uy tín trên thị trường với câu chuyện “xây nhanh, nhận nhà nhanh, ra sổ nhanh” trong thời gian qua, chưa từng thất hẹn với khách hàng. Theo ông Lê Như Thạch, Chủ tịch Tập đoàn Bcons, phương châm của doanh nghiệp là lấy chữ tín làm kim chỉ nam. Từ năm 2018 đến nay, Bcons đã đưa ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm căn hộ chất lượng. Tất cả các dự án triển khai đến nay đều đầy đủ về pháp lý, tuân thủ đúng cam kết tiến độ xây dựng, bàn giao và trao sổ hồng cho người mua nhà dù là trong thời điểm dịch Covid 19 hay bối cảnh khó khăn như hiện tại.
Với mức giá chỉ từ 1 – 1,5 tỷ đồng/căn hộ, hướng đi của Bcons thay vì các sản phẩm cao cấp, doanh nghiệp tập trung làm nhà có giá vừa túi tiền, đáp ứng đúng nhu cầu thực. Nhờ vậy mà các căn hộ Bcons được thị trường đón nhận và đạt thanh khoản tốt. “Nói đến căn hộ vừa túi tiền, nghĩ ngay đến Bcons là thông điệp cốt lõi mà Tập đoàn muốn gửi gắm đến tất cả khách hàng có nhu cầu sở hữu nhà ở thực”, ông Lê Như Thạch chia sẻ thêm.
Ông Diệp Đình Chung, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Nam Long nhận định, theo câu truyện niềm tin và chữ tín thời gian qua, những điều cần lưu ý khi mua nhà của khách hàng đã không chỉ xoay quanh giá bán, vị trí hay tiềm năng. Chính sách, thương hiệu, sức khỏe doanh nghiệp, tài chính và uy tín xây dựng từ các dự án CĐT đang triển khai sẽ quyết định niềm tin của người mua vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tập trung phát triển từ chu trình khép kín của môt dự án, thậm chí cả giai đoạn hậu mãi, bàn giao để duy trì niềm tin của người mua.
Một yếu tố đáng được lưu ý khi mua nhà mà khách hàng cần để tâm là xem xét tiềm lực tài chính của chủ đầu tư. Yếu tố này sẽ giúp người mua tránh được những CĐT không đủ tầm hay thiếu trách nhiệm, tránh tình trạng bỏ tiền nhưng không nhận được nhà.
Bất động sản dành cho bạn