Ngày đáo hạn chắc hẳn không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với một số nhà đầu tư chứng khoán phái sinh lâu năm. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu hết về đặc điểm và tính chất của ngày đáo hạn này trong chứng khoán.
Nhà đầu tư cần nắm rõ ngày đáo hạn phái sinh để kịp thời thực hiện đóng các vị thế, chốt lời/cắt lỗ hiệu quả khi đầu tư phái sinh.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa của chứng khoán phái sinh cụ thể là:
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giao dịch chứng khoán phái sinh, để có thể từng bước giúp nhà đầu tư làm quen với các sản phẩm đầu tư mới, hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm đầu tiên triển khai. Trong đó, gồm có: Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ và Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (chỉ số HNX30 và VN30)
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh còn có tên gọi tiếng Anh là Expiration date. Có thể hiểu đơn giản, đây là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Nhà đầu tư cần phải suy xét kỹ lưỡng và ra quyết định với vị thế của mình trong hợp đồng phái sinh trước hoặc trong ngày đáo hạn này.
Khi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh đến nắm vị thế trong hợp đồng phái sinh có thể lựa chọn đóng vị thế sau đó ghi nhận lãi lỗ, thực hiện quyền theo hợp đồng hoặc cũng có thể để nguyên hợp đồng không giá trị đáo hạn.
Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển thành các tháng tiếp theo để giao dịch.
Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể, hoàn toàn khác biệt với thị trường chứng khoán cơ sở. Tại ngày đáo hạn phái sinh các giao dịch của hợp đồng sẽ dừng lại và chuyển thành tiền mặt.
Thông thường vào ngày Thứ năm lần thứ 3 trong mỗi tháng quy định là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Luôn tồn tại 4 hợp đồng tương lai được giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào. Theo đó, các tháng đáo hạn bao gồm lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.
Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là thời điểm rất quan trọng. Nếu không hiểu rõ và nắm bắt kịp thời, thì tài khoản của nhà đầu tư có thể bị hao hụt do không đóng hoặc mở vị thế đúng cách khi kết thúc ngày giao dịch.
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để có vị thế tốt, kiểm soát vốn tôt. Tránh việc vay tiền nóng dẫn đến nhiều rủi ro.
Với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán. Chính điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư chủ động hơn trong quá trình đầu tư của mình
Bất động sản dành cho bạn