Bậc tam cấp nằm trong kiến trúc của ngôi nhà và trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Theo phong thủy học của người Việt Nam thì nơi đây rất quan trọng liên quan tới tài lộc của gia chủ.
Ngày nay khi xây bậc tam cấp cần chú ý đến vấn đề phong thủy, làm sao để mang lại may mắn cho gia chủ. Vậy để biết được cách tính bậc tam cấp bạn phải hiểu rõ thông tin cốt lõi của những quy tắc cố định trong phong thủy.
Bậc tam cấp là cách gọi 3 bậc thềm phía trước nhà là khớp nối giữa phần trong căn nhà với sân trước. Sở dĩ được gọi là bậc tam cấp vì chúng mang ý nghĩa chỉ ba bậc Thiên – Địa – Nhân là đại diện cho 3 chủ thể chính Trời – Đất – Con người.
Bậc tam cấp không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong các mẫu thiết kế nhà cửa. Bậc tam cấp được xem là cửa ngõ nối liền phần sân vườn và ngôi nhà. Đây cũng là nơi để chúng ta đi ra, đi vào một cách dễ dàng hơn, với những ngôi nhà có phần nền cao.
Hiện nay bậc tam cấp xuất hiện hầu hết trong thiết kế nhà cửa của mọi người như nhà ở, khách sạn, nhà hàng, biệt thự, công ty, trụ sở văn phòng, cơ sở hành chính,… Mỗi số bậc đều thể hiện ý đồ cũng như dụng ý riêng của chúng giúp gia chủ mang đến tài lộc và vận may trong kinh doanh hay công việc.
Theo kiến trúc của ngôi nhà được xây dựng thì bậc tam cấp có chức năng kết nối giữa ngôi nhà và sân. Tùy và kiến trúc cũng có khi, bậc tam cấp là phần nối liền nền nhà và cầu thang dẫn lên các tầng. Với vị trí này, thì bậc tam cấp trở thành bước đệm để đi lên cầu thang. Hoặc là khu vực nối giữa phòng khách và nhà ăn.
Ý nghĩa tên gọi Tam cấp cũng chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh. Bởi vậy khi xây dựng nhà để đảm bảo yếu tố phong thủy cần đảm bảo tích hợp đầy đủ 3 yếu tố kể trên.
Dù có tên là bậc tam cấp nhưng không phải mọi nơi đều chỉ có 3 bậc. Nhiều công trình có quy mô lớn ba bậc là không thể đủ nên sẽ phải làm bậc thang với số bậc chia hết cho 3.
Khi thiết kế nhà, cần đảm bảo kích thước hợp lý, phù hợp với không gian nhà không làm mất đi sự cân bằng của tổng thể.
- Kích thước bậc tam cấp nhà ở: Theo các chuyên gia thì độ rộng của bậc tam cấp nên gấp đôi chiều cao của bậc là hợp lý nhất. Thông số bậc tam cấp cơ bản thường được sử dụng trong thiết kế nhà ở với chiều cao bậc từ 15 – 18 cm, độ rộng mỗi bậc dao động từ 20 – 30 cm.
Kích thước này tạo cảm giác cho lối vào không quá dốc, độ rộng vừa đủ lớn đảm bảo độ an toàn cho mọi người khi đi lại.
- Kích thước bậc tam cấp trong những công trình công cộng: với những công trình như bệnh viện, trường học, tòa án,… thường có nhu cầu đi lại lớn, nên khi thiết kế bậc tam cấp cần chú ý đến tính thoải mái, dễ dàng di chuyển. Nên giảm độ cao của bậc tam cấp xuống còn 10 – 12 cm, còn độ rộng được giữ nguyên để đảm bảo mọi người đi lại đều được an toàn và dễ dàng nhất.
- Kích thước tam cấp trong những tòa nhà lớn: những công trình có quy mô lớn như nhà hát, phòng triển lãm, cung điện,…thì phải chọn bậc tam cấp có kích thước lớn, còn độ cao thì không cần thay đổi, chỉ cần tăng chiều rộng để đảm bảo có sự hài hòa, không có nhiều chênh lệch, nó cũng giúp cho tổng thể công trình thêm phần nguy nga và lộng lẫy hơn.
Chúng ta cần hiểu rõ 2 khái niệm: khái niệm bậc – là khái niệm tính những bậc xây lên, khái niệm chỉ loại cấp – nhị cấp hay tam cấp…
– Ví dụ như: Nếu sân ngang với bậc 1 của tam cấp (được gọi là tam cấp 1), có nghĩa là bạn phải đào sân lõm xuống để lấy chỗ đặt tam cấp. Và lúc này, bậc tam cấp chỉ còn là 2 cấp, do bậc 1 đã nằm dưới sân – và đây chính là bậc nhị cấp.
– Ví dụ như sau: Đặt nhà và bậc tam cấp 3 ngang nhau. Như vậy, lúc này tam cấp cũng chỉ còn 2 cấp và được gọi là nhị cấp (do bậc 3 đã là hiên nhà).
Từ đó ta rút ra được kết luận bậc tam cấp sẽ chỉ thực sự là bậc tam cấp khi chúng được thiết kế sao cho bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn nền nhà.
Nếu bạn muốn giữ đúng tên gọi bậc tam cấp thì nên đặt bậc cấp 1 cao hơn sân và bậc cấp 3 thấp hơn nhà. Và thông thường bậc tam cấp luôn được tuân theo số lẻ như 3 – 7 – 9 để đảm bảo cho các yếu tố tượng trưng: Thiên – Địa – Nhân. Tùy vào từng công trình hoặc tuổi, mệnh của gia chủ mà người ta chọn số bậc khác nhau.
Tạo ấn tượng tốt cho căn nhà nên trong quá trình xây dựng cần chú ý, cẩn thận để khi hoàn thành thì bậc tam cấp vẫn giữ được độ sáng bóng, bền đẹp, không bị trầy xước, sứt mẻ.
Số bậc là 5 thường được chọn lựa nhiều nhất bởi số 5 là đại diện cho ngũ hành tương sinh: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, thêm vào đó số 5 rơi vào chữ sinh theo quy luật: “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” và bậc cuối cùng dừng lại ở chữ Sinh. Đây là yếu tố để có bậc thềm nhà theo phong thủy tượng trưng cho sự thuận lợi, tốt lành, sinh ra nhiều điều mới mẻ, phát tài.
Bậc tam cấp gắn liền với một phần của ngôi nhà, chính vì vậy mà nhiều người thường áp dụng cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử. Điều đầu tiên mà bạn cần làm để tính bậc cầu thang đó chính là phải biết được sinh đặt ở đâu.
Nhiều ý kiến cho rằng, sinh được đặt ở tam cấp 1 nên có ý nghĩa là cấp đầu trong tam cấp. Tiếp theo cấp 2 chính là lão, cấp 3 là bệnh và còn căn nhà chính là tử.
Ngược lại với ý kiến trên, chúng ta sẽ có sân là tử. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng sân được biết đến là khu vực đi lại và là nơi tràn đầy sinh khí, do đó nó không thể là tử mà phải là sinh. Chính vì vậy, khi đã xác định được ngọn ngành của vấn đề thì việc xác định bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử trở nên quá đơn giản.
Bất động sản dành cho bạn