Trong nguy có cơ, nhiều chuyên gia cho rằng việc thị trường đang trong giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư trung và dài hạn săn sản phẩm giá tốt.
Áp lực rất lớn từ lạm phát và các bất ổn về chính trị, kinh tế toàn cầu khiến các kênh đầu tư suy giảm. Nhà đầu tư cần thận trọng để bảo vệ tài sản.
Gần 7,5% là mức giảm trong nửa đầu năm của danh mục đầu tư do Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu (VCBF) - một trong 4 quỹ của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank thực hiện. Dù vậy, con số trên vẫn tích cực hơn nhiều so với mức giảm của chỉ số tham chiếu VN100 (-22%).
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như toàn cầu đã đi qua quý II khốc liệt. Từ mức đỉnh xác lập hôm 4/4, VN-Index đến ngày 30/6 đã giảm gần 22%. Còn tính từ đầu năm, chỉ số sàn HoSE giảm hơn 20%, đã đưa chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có hiệu suất tệ nhất thế giới. Thị trường nửa đầu tháng 7 vẫn chưa ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Quản lý đầu tư cá nhân trong môi trường linh hoạt”, do Báo Đầu tư tổ chức, ông Trần Đức Anh, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô và chiến lược đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam đã nêu ra một thống kê về hệ số P/E - con số phản ánh tỷ lệ giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
“Từ năm 2012 đến trước giai đoạn này, chỉ có 3 lần P/E Vn-Index xuống dưới 13, gồm giai đoạn năm 2012 (khi nền kinh tế có nhiều bất ổn như nợ xấu ngân hàng), cuối 2015 - 2016 (lo ngại Trung Quốc hạ cánh cứng, phá giá đồng nhân dân tệ) và năm 2020 khi thị trường lao dốc vì đại dịch”, người đứng đầu khối phân tích Chứng khoán KB dẫn số liệu thống kê.
Thị trường bất động sản cũng không khá hơn, khi dòng vốn đang là vấn đề vô cùng nhức nhối. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT RB Group, các doanh nghiệp phát triển bất động sản, đơn vị tư vấn và cả khách hàng cá nhân đều gặp rất nhiều khó khăn. doanh nghiệp đang thiếu vốn đầu vào, vốn để phát triển dự án, trong khi có tới khoảng 98.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm của nhóm doanh nghiệp bất động sản. Đầu ra tiêu thụ sản phẩm cũng khó, do khách hàng khó vay được vốn, ngân hàng có tâm lý chờ đợi kể cả có dư tiền mặt. Khi thị trường có thông tin tiêu cực như siết tín dụng, siết phân lô, siết thuế giao dịch, khiến nhà đầu tư dừng lại dò xét xem thị trường biến động ra sao. Dòng vốn đang tắc sẽ rất khó để thị trường khởi sắc và vẫn còn khó khăn trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới.
“Thị trường trong 6 tháng và 1 năm tới có thể còn nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư đã ôm hàng mới đây, đặc biệt là các nhà đầu tư chỉ đầu tư ngắn hạn, đầu cơ hay sử dụng đòn bẩy. Có nhiều nhà đầu tư có thể phải cắt lỗ trong giai đoạn này nếu không có dòng tiền tốt”, ông Nguyễn Văn Ngọc nhận định.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đây có lẽ là kênh đầu tư diễn biến tiêu cực nhất trong quý II, khi phải chịu ảnh hưởng rất nhiều sau sự kiện Tân Hoàng Minh. Số lượng trái phiếu phát hành trong 3 tháng gần đây đã sụt giảm mạnh, riêng tháng 4 không một công ty bất động sản nào phát hành trái phiếu. Dòng chảy của thị trường này vẫn đang chờ Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi. Trong khi đó, thống kê của TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, có tới 140.000 tỷ đồng trái phiếu đến thời điểm đáo hạn vào quý III và quý IV. Chặn dòng trái phiếu doanh nghiệp khi hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu đến hạn, theo ông Nghĩa sẽ khiến thị trường vốn gặp khó khăn và có thể là ngòi nổ cho kinh tế vĩ mô.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê quý II/2022 cho thấy nền kinh tế đang có sự phục hồi tích cực và rõ nét: GDP bình quân đạt 7,72%, tăng 1,02% so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư FDI hiện vào khoảng 10,06 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ 2021. Việc nền kinh tế phục hồi tích cực, thậm chí một số lĩnh vực còn cao hơn trước dịch sẽ tạo tiền đề cho thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Cụ thể, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm hồi phục và phát triển tốt. Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao, hầu như không phát sinh lượng tồn kho mới. Thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng.
Theo chuyên gia kinh tế dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2022, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao, chính sách thuế mới và siết tín dụng bất động sản đã và đang tác động mạnh đến thị trường theo chiều hướng hình thành xu hướng đầu tư an toàn.
Nhìn vào trung và dài hạn, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân vẫn rất lớn, thị trường địa ốc còn nhiều dư địa để rót tiền. Song theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi sử dụng đồng vốn thật, nhìn nhận các giá trị bền vững, mang lợi ích thiết thực thay vì tăng trưởng nóng như trước.
Thực tế, giai đoạn đầu tư "dễ" trong chứng khoán và bất động sản không còn. Thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư "lướt sóng" hụt hơi do khó vay ngân hàng đã rời "đường đua", sân chơi giờ đây dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực và am hiểu thị trường.
Mục đích đầu tư của nhóm này cũng được định hình rõ ràng, hướng tới tích sản và gia tăng giá trị về lâu dài.
Thị trường lúc này có nhiều điểm tương đồng với năm 2015, có rất ít các gói hỗ trợ tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản nên chiếm ưu thế vẫn là các nhà đầu tư sẵn dòng vốn tự có.
Tuy nhiên, nhà đầu tư sau khi trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm của thị trường đã trưởng thành hơn và ngày càng nhạy bén. Đầu tư bằng nguồn vốn thực, nhà đầu tư tất yếu sẽ trở nên cẩn trọng và khó tính hơn.
Đối với họ, bảo hiểm cho dòng tiền phải là những sản phẩm vững vàng về pháp lý, chủ đầu tư uy tín tại các khu vực có "sóng" hạ tầng. Thay vì mua những dự án chưa được triển khai, thì nay các nhà đầu tư lựa chọn những khu đô thị có hạ tầng hiện hữu, đảm bảo được tiến độ xây dựng.
Về tọa độ đầu tư, giới chuyên gia cho rằng nhóm thị trường tiềm năng hiện nay và thời gian tới là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM; những thủ phủ công nghiệp như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai…
Tại thị trường Hà Nội, từ năm 2022 nguồn cung BĐS của thủ đô dịch chuyển mạnh mẽ về khu Đông với tỷ trọng chiếm tới 63%.
Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội với 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng sẽ tạo đà kết nối giữa khu Đông với trung tâm. Đặc biệt, việc Gia Lâm đang tiến sát tiêu chí lên quận vào năm 2023 là tín hiệu quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực này phát triển sôi động.
Về phân khúc tiềm năng, xét ở khía cạnh bảo toàn vốn cho nhà đầu tư, shophouse thương mại được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn nhờ khả năng sinh lời ổn định với mức lợi nhuận từ việc cho thuê luôn đạt khoảng từ 8 - 12%/năm, tiềm năng tăng giá cũng ở ngưỡng cao 10 - 30%/năm.
Do đó, các sản phẩm nhà phố tại Gia Lâm đáp ứng tiêu chí về vị trí, pháp lý, công năng sử dụng và tiềm năng tăng giá sẽ trở thành điểm sáng trên thị trường cuối năm nay và đầu năm 2023.
"Thời điểm hiện tại, Eurowindow Twin Parks và Highway5 Residence là hai dự án hiếm hoi đang mở bán tại khu vực Gia Lâm, hiện được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu với nhu cầu khai thác cùng lúc đa công năng: an cư, kinh doanh/cho thuê và "tích sản" chờ tăng giá" - Ông Vũ Cương Quyết, TGĐ Đất Xanh Miền Bắc cho biết.
Bất động sản dành cho bạn