Hiện nay, tại Hà Nội và TP.HCM, gần như không còn căn hộ bình dân nào có giá dưới 25 triệu đồng/m2, trong khi thị trường lại đang dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp và hạng sang.
Báo cáo quý III của Bộ Xây dựng cho thấy, thị trường bất động sản đang bộc lộ nhiều bất cập và mất cân đối nghiêm trọng. Lượng giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đạt 38.398 sản phẩm, tăng 48% so với quý trước, nhưng giá căn hộ tiếp tục leo thang. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng từ 4-6% theo quý và 22-25% theo năm, với một số khu vực tăng cục bộ đến 35-40%.
Phân khúc căn hộ bình dân (dưới 25 triệu đồng/m²) gần như "tuyệt chủng", không còn giao dịch hoặc sản phẩm để bán. Căn hộ trung cấp (25-50 triệu đồng/m²) chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi căn hộ cao cấp (trên 50 triệu đồng/m²) lại dư thừa nguồn cung.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ năm 2018-2023, tỷ trọng căn hộ bình dân tại Hà Nội và TP.HCM liên tục giảm mạnh và hiện đã biến mất hoàn toàn. Tại Hà Nội, tỷ trọng căn hộ bình dân giảm từ 35% (2018) xuống 4% (2022) và không còn trong năm 2023. Tại TP.HCM, căn hộ bình dân đã "biến mất" từ năm 2021.
Dù nguồn cung căn hộ tại Hà Nội phục hồi trong 9 tháng qua, hơn 80% số căn hộ mở bán có giá trên 50 triệu đồng/m², vượt xa khả năng chi trả của người dân. Tình trạng này làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa cung - cầu, đặc biệt với nhà ở vừa túi tiền.
Bộ Xây dựng nhận định, thị trường đang gặp nhiều vấn đề như cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, dư thừa nhà ở cao cấp nhưng thiếu hụt trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Giá bất động sản tăng nhanh hơn thu nhập khiến người lao động thu nhập thấp tại đô thị khó tạo lập chỗ ở.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cũng nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt nhà ở thương mại giá vừa túi tiền do vướng mắc pháp lý và lệch pha cơ cấu sản phẩm đã đẩy giá nhà tăng liên tục, gây khó khăn cho người thu nhập trung bình và thấp trong việc tiếp cận nhà ở.
Báo cáo quý III của Bộ Xây dựng cho thấy, thị trường bất động sản đang bộc lộ nhiều bất cập và mất cân đối nghiêm trọng. Lượng giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đạt 38.398 sản phẩm, tăng 48% so với quý trước, nhưng giá căn hộ tiếp tục leo thang. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng từ 4-6% theo quý và 22-25% theo năm, với một số khu vực tăng cục bộ đến 35-40%.
Phân khúc căn hộ bình dân (dưới 25 triệu đồng/m²) gần như "tuyệt chủng", không còn giao dịch hoặc sản phẩm để bán. Căn hộ trung cấp (25-50 triệu đồng/m²) chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi căn hộ cao cấp (trên 50 triệu đồng/m²) lại dư thừa nguồn cung.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ năm 2018-2023, tỷ trọng căn hộ bình dân tại Hà Nội và TP.HCM liên tục giảm mạnh và hiện đã biến mất hoàn toàn. Tại Hà Nội, tỷ trọng căn hộ bình dân giảm từ 35% (2018) xuống 4% (2022) và không còn trong năm 2023. Tại TP.HCM, căn hộ bình dân đã "biến mất" từ năm 2021.
Dù nguồn cung căn hộ tại Hà Nội phục hồi trong 9 tháng qua, hơn 80% số căn hộ mở bán có giá trên 50 triệu đồng/m², vượt xa khả năng chi trả của người dân. Tình trạng này làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa cung - cầu, đặc biệt với nhà ở vừa túi tiền.
Bộ Xây dựng nhận định, thị trường đang gặp nhiều vấn đề như cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, dư thừa nhà ở cao cấp nhưng thiếu hụt trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Giá bất động sản tăng nhanh hơn thu nhập khiến người lao động thu nhập thấp tại đô thị khó tạo lập chỗ ở.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cũng nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt nhà ở thương mại giá vừa túi tiền do vướng mắc pháp lý và lệch pha cơ cấu sản phẩm đã đẩy giá nhà tăng liên tục, gây khó khăn cho người thu nhập trung bình và thấp trong việc tiếp cận nhà ở.
Bất động sản dành cho bạn