Cổ phiếu được giao dịch trên thị trường là đại diện cho giá trị của một doanh nghiệp, mỗi mã cổ phiếu thì sẽ có một tỷ lệ free float khác nhau.
Tỉ lệ free-float. Còn được gọi là cổ phiếu chuyển nhượng công khai hay cổ phiếu chuyển nhượng tự do, free float đề cập đến số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty thuộc sở hữu của các nhà đầu tư, không bao gồm cổ phiếu bị khóa bởi các nhà quản lý và nhân viên công ty, các nhà đầu tư có lợi ích kiểm soát và các bên khác.
Nói một cách đơn giản, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch trên thị trường. Đôi khi, con số này được coi là một cách tốt hơn để xác định vốn hóa thị trường, vì nó cho thấy được giá trị chính xác của công ty.
Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng là tỉ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Cổ phiếu chuyển nhượng tự do của một công ty rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng vì nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự biến động cổ phiếu của công ty. Các cổ phiếu có tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhỏ có xu hướng biến động nhiều hơn vì chỉ có một số lượng hạn chế cổ phiếu có thể được mua hoặc bán trong trường hợp có tin tức giao dịch lớn. Vì lý do tương tự, các công ty có số lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do lớn hơn thường ít biến động hơn.
Các nhà đầu tư tổ chức thích đầu tư vào cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn, vì họ có thể mua hoặc bán một số lượng đáng kể cổ phiếu mà không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu.
f = (Khối lượng cổ phiếu lưu hành - Khối lượng cổ phiếu không tự do chuyển nhượng)/Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó:
f: tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float)
Tỉ lệ free-float tính chỉ số sẽ được làm tròn để tính toán chỉ số và giới hạn tỉ trọng theo nguyên tắc sau:
Với tỉ lệ free-float ≤ 15% : Làm tròn lên theo bước 1%.
Với tỉ lệ free-float > 15% : Làm tròn lên theo bước 5%.
Ví dụ
Tỉ lệ free-float của cổ phiếu A là 13.55%, khi tính toán chỉ số, cổ phiếu A sẽ có tỉ lệ free-float là 14%.
Tỉ lệ free-float của cổ phiếu B là 15.55%, khi tính toán chỉ số, cổ phiếu A sẽ có tỉ lệ free-float là 20%.
Thời gian chính thức áp dụng: Kì tháng 4/2019.
(Tài liệu tham khảo: QUY TẮC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BỘ CHỈ SỐ HOSE-Index, HoSE)
Cổ phiếu sẽ không được tự do chuyển nhượng khi ở trong các trường hợp như sau:
Các loại cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng
+ Cổ phiếu của công ty ở trong thời gian hạn chế chuyển nhượng đã được quy định bởi luật như:
+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nội bộ và người có liên quan.
+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược.
+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nhà nước.
+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông lớn, trừ các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm (ngoại trừ các công ty đầu tư có mục tiêu chiến lược), quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư tự kinh doanh, ETFs.
+ Cổ phiếu của các cổ đông lớn vẫn có thể bị hạn chế chuyển nhượng cho đến khi tỷ lệ nắm giữ dưới 4%.
+ Trường hợp cổ phiếu sở hữu chéo trực tiếp giữa các công ty thuộc chỉ số.
Với các quỹ có tỷ lệ Free Float nhỏ hơn 5% thì nhà đầu tư nên kiểm tra liệu quỹ có ở trong một nhóm quỹ khác. Ví dụ như Dragon capital là một quỹ lướt, có nhiều quỹ con như: Amersham Industries Limited, VietNam Enterprise investments Limited, Norges Bank, Wareham Group Limited… thường xuyên lướt sóng cổ phiếu. Trong trường hợp tổng các quỹ con trên 5% thì khóa lại.
Từ đây, nhà đầu tư có một công thức tính:
Cổ phiếu Free Float = Tổng số cổ phiếu – Cổ phiếu đã khóa.
Bài viết này đã cung cấp và giải thích cho bạn hiểu hơn về tỉ lệ free float và tầm quan trọng của nó đối với công ty. Hi vọng bạn đã nhận được những thông tin thật hữu ích. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin tài chính hay và bổ ích tại Nhadatvui.
Bất động sản dành cho bạn