Trong kinh doanh, chúng ta sẽ thường bắt gặp thuật ngữ CAGR. Đây được xem là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng khá nhiều trong nền kinh tế.
CAGR là viết tắt của cụm từ Compounded annual growth rate, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kép hàng năm có tính đến ảnh hưởng của lãi kép.
Đây là thước đo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của khoản đầu tư theo thời gian, có tính đến ảnh hưởng của lãi kép. CAGR thường được sử dụng để đo lường và so sánh hiệu suất trong quá khứ của các khoản đầu tư như quỹ tương hỗ, ETF, cổ phiếu, các dự án, đồng thời dự đoán lợi nhuận dự kiến trong tương lai.
Chỉ số CAGR càng lớn thì dự án đầu tư hoạt động càng phát triển. Với các nhà quản trị, chỉ số CAGR sẽ giúp họ đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.
CAGR = [(Số dư cuối kỳ/ Số dư đầu kỳ) ^1/n] – 1
Trong đó
Ví dụ: năm 2019 cổ phiếu VCB có giá 60.000 VNĐ mỗi cổ phiếu, với tổng số tiền đầu tư là 600 tr VNĐ. Sau ba năm, vào năm 2022 cổ phiếu đã tăng lên 90.000 VNĐ mỗi cổ phiếu và khoản đầu tư của nhà đầu tư hiện trị giá 900tr VNĐ.
Sử dụng công thức CAGR, ta có
Số dư cuối kỳ: 600.000.000 VNĐ
– Số dư đầu kỳ: 900.000.000 VNĐ
– Số năm: 3
Vì vậy, để tính CAGR cho ví dụ đơn giản này, chúng ta sẽ nhập dữ liệu đó vào công thức như sau: [(900.000.000/ 600.000.000) ^ (1/3)] – 1 = 14%
Thông thường, CAGR càng cao thì hoạt động đầu tư càng tốt, đem lại giá trị lợi nhuận cao. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có khả năng hoàn vốn cao trong thời gian tiến hành thực hiện đầu tư dự án, kết quả này quả thực nhà đầu tư nào cũng mong đợi.
Một doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR doanh thu, lợi nhuận lớn sẽ được đánh giá tốt. Các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi rót vốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Trong trường hợp chỉ số CAGR quá thấp thì doanh nghiệp cần phải có những sự điều chỉnh kịp thời làm sao cho phù hợp về quy trình cũng như các phương thức hoạt động của dự án.
Dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR, các nhà quản trị, nhà phân tích đầu tư sẽ nhìn được sự phát triển của dự án này.
Trong trường hợp chỉ số CAGR thấp thì họ cần phải có sự điều chỉnh lại sao cho phù hợp về quy trình và phương thức hoạt động của dự án.
Còn nếu trường hợp CAGR cao thì đó chính là cơ hội và thành công của dự án. Các nhà quản trị, đầu tư sẽ tiếp tục theo đúng kế hoạch và tiến độ của dự án. mang đến khả năng hoàn vốn nhanh nhất và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đây là điều mà tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn đạt được.
Bất động sản dành cho bạn