Tây Nam Bộ dự báo thu hút mạnh mẽ các đầu tư có tầm nhìn để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.
Trong khi Đông Nam Bộ định hướng công nghiệp – dịch vụ đi đầu, Tây Nam Bộ định hướng nông nghiệp – du lịch làm trọng điểm, phát triển đô thị kết hợp mảng xanh, bền vững. Bất động sản Tây Nam Bộ còn nhiều dư địa phát triển nhờ chính sách đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, quỹ đất rộng và mặt bằng giá.
Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ trương phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững.
Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6.5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 – 2.5 lần so với năm 2021. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42 – 48%.
Mới đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết trong giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên đến 86.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 14% so với cả nước, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Riêng nguồn vốn dành cho đầu tư đường cao tốc là 42.647 tỷ đồng, chiếm 20% tổng mức đầu tư đường cao tốc trên phạm vi cả nước.
Hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư đã góp phần thay đổi diện mạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn vừa qua. Một số tuyến giao thông trọng điểm đang được ưu tiên đẩy mạnh là cao tốc TP HCM – Cà Mau, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau... Ngoài ra dự án cảng nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng), cảng Hòn Khoai (Cà Mau) cùng dự án mở rộng sân bay quốc tế Cần Thơ đang thu hút đầu tư cũng thúc đẩy kết nối liên vùng, dịch vụ logistic tại khu vực.
Tây Nam Bộ thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng đổi mới, sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững..
Trong đó, Cần Thơ là trung tâm thương mại – dịch vụ của vùng, Kiên Giang là trung tâm kinh tế biển quốc gia; Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp... cũng được phân công chuyên canh cây trồng, thủy hải sản phù hợp.
Bên cạnh hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ (8 tuyến cao tốc), hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế; nâng cấp hệ thống quốc lộ chính yếu, các cầu; đầu tư hệ thống đường ven biển qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... cũng cần gấp rút hoàn thiện.
Sự quy hoạch đồng bộ ngay từ đầu trên quy mô 13 tỉnh thành, dự báo Tây Nam Bộ sẽ sớm trở thành vùng kinh tế trọng điểm vô cùng sôi động trong vài năm tới đây.
Với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng, làm bệ phóng cho phát triển kinh tế toàn vùng, những bước đi này đã mang đến làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nông nghiệp, du lịch. Giới đầu tư nhận định, ĐBSCL đáp ứng đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để chuẩn bị bức phá.
Tính đến năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 90% lượng gạo, 60-70% lượng thủy hải sản của cả nước.
Tây Nam Bộ chọn nông nghiệp và du lịch làm 2 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu không chỉ đơn thuần là phát huy điểm mạnh vốn có, mà cũng là quy hoạch tạo nên vị thế vững mạnh cho phía Nam. Cụ thể, Đông Nam Bộ ưu tiên phát triển công nghiệp – dịch vụ thì Tây Nam Bộ được định hình nông nghiệp – du lịch tạo nên bức tranh kinh tế phía Nam hoàn hảo và bền vững.
Thị trường BĐS Tây Nam Bộ đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bởi lợi thế dư địa tăng giá còn khá nhiều.Theo đó, giá đất tại các tỉnh Tây Nam Bộ đã tăng từ 5-10% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên, nhìn chung mức giá hiện tại vẫn còn rất lý tưởng cho người dân và nhà đầu tư.
Bất động sản dành cho bạn