Theo thống kê, lãi suất cho vay mua nhà hiện tại là 12%, con số này là quá cao so với mức dự đoán của người mua nhà. Trong khi, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện trên 8% đối với tiền gửi một năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường mua căn hộ để kiếm lời giờ đây gửi tiền vào ngân hàng.
Ông Michael Kokalari - chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital - cho biết, trong năm qua, vấn đề thanh khoản càng trầm trọng đối với các nhà phát triển bất động sản Việt Nam. Khó khăn chủ yếu mà các nhà phát triển bất động sản đang gặp phải là đảo nợ. Điều này sẽ được giải quyết bằng các chính sách của Chính phủ chứ không phải bằng tiền ngân sách.
Các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khi tiếp cận tín dụng trong nhiều tháng qua và cả việc đáo hạn trái phiếu. Phần lớn vấn đề bắt nguồn từ những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt để được phê duyệt dự án, bởi các ngân hàng yêu cầu cung cấp tài liệu thích hợp để gia hạn các khoản vay được thế chấp bởi các dự án đó. Tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang đặc biệt eo hẹp.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng số tiền huy động được từ trái phiếu không đúng với mục đích được nêu trong bản cáo bạch trái phiếu. Điều này dẫn đến một số vụ bắt giữ lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như tăng cường kiểm soát phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo cơ chế mới với Nghị định 65.
Hai tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị về lĩnh vực bất động sản, tập trung giải quyết các vấn đề đang vướng mắc. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các chủ đầu tư đã quá tập trung phát triển bất động sản cao cấp thay vì cung cấp nhà ở với giá cả hợp lý cho thị trường và yêu cầu các cơ quan tháo gỡ những vướng mắc cản trở quá trình phê duyệt dự án.
“Triển vọng dài hạn cho thị trường bất động sản vẫn vững mạnh. Tăng trưởng kinh tế cao đang thúc đẩy nhu cầu nhà ở của nhóm người tiêu dùng trung lưu mới nổi ngày càng lớn, nhưng số lượng nhà ở phù hợp với những người này lại thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Vì vậy, VinaCapital thấy một số tín hiệu lạc quan khi Chính phủ có hành động để tháo gỡ khó khăn cho các nhà phát triển bất động sản”, ông Michael Kokalari.
Lãi suất cho vay mua nhà ở Việt Nam đang trên 12% là quá cao đối với một số người dự định mua nhà, trong khi lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng tư nhân ở Việt Nam hiện trên 8% đối với tiền gửi một năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường mua căn hộ để kiếm lời giờ đây gửi tiền vào ngân hàng.
“Chúng tôi tin rằng lãi suất tiền gửi 6 - 12 tháng giảm khoảng 2% xuống còn khoảng 6%, cùng với sự mất giá 1 - 2% của tiền VND sẽ thúc đẩy người dân chuyển từ tiền gửi ngân hàng sang bất động sản cho thuê và cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng tiền gửi khó giảm nhiều vào năm 2023 vì tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng tiền gửi khoảng 3%/năm trong 3 năm qua”, ông Michael Kokalari nhận định.
Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, Chính phủ có thể giúp đẩy nhanh quá trình hạ tỷ lệ cho vay trên tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng bằng cách bơm thêm tiền vào thị trường. Có 3 cách để làm việc này, gồm xây dựng lại dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước - điều này có thể bơm khoảng 20 tỷ USD vào nền kinh tế trong năm nay, tài trợ các gói cho vay khoảng 10 tỷ USD, Chính phủ hiện có hơn 20 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa được giải ngân và có thể sử dụng một phần trong số đó để đáp ứng mục tiêu chi 30 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng trong năm nay.
VinaCapital cũng kỳ vọng GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% trong năm nay. Điều này có thể thu hút khoảng 40 tỷ USD tiền gửi ngân hàng trong năm nay. VinaCapital tính toán, nếu Chính phủ bơm 40 - 50 tỷ USD vào nền kinh tế sẽ dẫn đến lượng tiền gửi có thể vượt tỷ lệ cho vay toàn hệ thống khoảng 3% và làm cho lãi suất huy động giảm.
Bất động sản dành cho bạn