Thị trường đất nền Bình Dương đang xuất hiện những dấu hiệu mới thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, xác định đúng khu vực tiềm năng là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Thị trường đất nền Bình Dương được hưởng lợi từ sự phát triển của công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Theo các chuyên gia, đất nền có sổ vốn vẫn là phân khúc hàng đầu trong các kênh đầu tư bất động sản (BĐS) của giới đầu tư. Lý do là thanh khoản cao và sinh lời tốt, giúp tâm lý của người mua nghiêng hẳn về loại hình này.
Chưa kể, nhiều người còn dùng để tích lũy lâu dài hoặc làm tài sản kế thừa. Đặc biệt ở nhóm bất động sản liền thổ, đất nền có ưu thế về chi phí vốn - dòng tiền mua đất nền thường có giá mềm hơn nhà phố và biệt thự.
Thị trường bất động sản Bình Dương được giới chuyên gia nhận định có sự tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Theo báo cáo thị trường của DKRA Vietnam, 6 tháng đầu năm 2022 sức cầu phân khúc đất nền tại Bình Dương duy trì ở mức ổn định và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nguồn cung mới chiếm 24% toàn thị trường sơ cấp khu vực TP HCM và các tỉnh vùng ven. Mức giá bán sơ cấp phân khúc sản phẩm này bình quân đạt 33,5 triệu đồng một m2, cao nhất lên đến 58 triệu đồng một m2.
Các dự án đất nền tại khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, dọc theo quốc lộ 13, quốc lộ 14, ĐT 741, đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đã lập đỉnh giá mới so với đầu năm 2022. Cụ thể, tại Bàu Bàng, Phú Giáo, Đồng Phú, Chơn Thành…Các dự án có vị trí trung tâm đô thị hoặc liền kề KCN trên thị trường sơ cấp có giá thấp nhất 1,2 tỷ đồng/nền. Tại Bến Cát, Tân Uyên giá thấp nhất là 1,5 tỷ đồng/nền. Mức giá này cao hơn khoảng 15% so với cuối năm 2021.
Thời gian qua, Bình Dương đang ghi nhận sự dịch chuyển phát triển công nghiệp về phía Bắc của tỉnh. Đơn cử như mới đây cùng lúc hai khu công nghiệp đều có quy mô 1.000 ha gồm VSIP 3 và Cây Trường, đã bắt đầu khởi công xây dựng. Trong khi đó, tại Đồng Phú, Tập đoàn Becamex đang triển khai khu công nghiệp quy mô lên đến 6.300 ha và tại Phú Giáo cũng nghiên cứu phát triển khu công nghiệp VSIP 4 trong tương lai.
Song song đó, Bình Dương và Bình Phước đều đang tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông vừa phục vụ các khu công nghiệp vừa giúp khai thác hiệu quả quỹ đất nhằm đón dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam. Có thể kể đến như mở rộng Quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, xây dựng cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa, Vành đai 3, Vành đai 4... Ngoài ra, việc Bến Cát, Tân Uyên sắp lên thành phố cũng góp phần tạo hiệu ứng hứa hẹn giúp tăng giá đất.
Trong số các thị trường mới lọt vào "tầm ngắm" của giới đầu tư, khu vực như Bình Dương sở hữu nhiều lợi thế về vị trí và tiềm năng phát triển đang hứa hẹn thu hút dòng vốn đầu tư thứ cấp lớn. Một số nhà đầu tư cho rằng, rót tiền vào "ngoại ô mới" giai đoạn này hứa hẹn tiềm năng không kém, nhất là dự án đất nền pháp lý tốt, sổ đỏ từng lô.
BĐS và hạ tầng - công nghiệp như chiếc bình thông nhau. Hạ tầng, công nghiệp phát triển mạnh tại phía Bắc tỉnh Bình Dương chính là dấu hiệu của một thị trường BĐS giàu tiềm năng. Bởi nhu cầu mua bán nhà đất, các tiện ích thương mại - dịch vụ sẽ tăng mạnh khi lượng lớn chuyên gia, công nhân đổ đến làm việc trong các nhà máy.
Đơn cử như Phú Giáo hiện một loạt KCN lớn như Vĩnh Lập 1.750 ha; Vĩnh Lập 2 hơn 500 ha; Tam Lập 1.000 ha; An Linh 1.000 ha; khu công nghiệp 1 Cao su Đồng Phú 80 ha và khu công nghiệp 2 Cao su Đồng Phú với 987 ha nhưng vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích. Theo định hướng quy hoạch giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn năm 2050, Phú Giáo sẽ quy hoạch thêm 5 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn huyện là 8 cụm, với tổng diện tích hơn 467,8; Quy hoạch 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 4.237ha, đề nghị bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 với 7 cụm công nghiệp, tổng diện tích 493,54 ha. Đây chính là một lợi thế giúp Phú Giáo thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS.
Bên cạnh đó, Bình Dương cũng có thêm một số lợi thế như: mức thu nhập bình quân đầu người đứng đầu cả nước với 7,12 triệu đồng một tháng vào năm 2021, đứng thứ hai về thu hút FDI với tổng số vốn thu hút được tính đến nay đạt khoảng 40 tỷ USD, đứng thứ 6 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào năm 2021, 4 năm liên tiếp từ 2019-2022 lọt vào Top 21 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới (Smart 21) được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) bình chọn, được quy hoạch trở thành tỉnh có đến 5 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên...
Theo thống kê, các chỉ số về phát triển công nghiệp, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng của Bình Dương cũng luôn nằm trong top đầu cả nước. Tại đây cũng ghi nhận sự có mặt của nhiều tập đoàn bất động sản lớn trong và ngoài nước như Tokyu, CapitaLand, Sembcorp, Đất Xanh, Hưng Thịnh, Nam Long... tìm đến để phát triển dự án.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư đất nền cần quan tâm là pháp lý dự án và cơ sở tăng giá của sản phẩm như quy hoạch định hướng phát triển của khu vực và địa phương, các dự án hạ tầng chuẩn bị triển khai... Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu uy tín của chủ đầu tư, đơn vị phát triển và phân phối dự án để đưa ra quyết định đúng đắn, tránh chạy theo sản phẩm giá rẻ nhưng không đảm bảo thanh khoản.
Bất động sản dành cho bạn