Giới đầu tư quốc tế và trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn kênh đầu tư. Trong số đó, các dự án ở trung tâm những thành phố lớn như TP.HCM tiếp tục chứng tỏ được sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới, bất động sản vẫn được giới đầu tư quan tâm, đặc biệt là sản phẩm tại trung tâm các thành phố lớn.
Trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới" mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,2%, giảm so với mức dự báo 3,6% hồi tháng 4. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển lại được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với mức 8,7% mà IMF đưa ra hồi tháng 4.
Những bất ổn vĩ mô toàn cầu đó đã có tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Giá cả của nhiều loại nguyên vật liệu trong nước liên tục tăng trong thời gian gần đây khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều gặp khó khăn. Thị trường chứng khoán cũng như các kênh đầu tư khác đang gặp phải không ít thách thức. Tuy nhiên, giữa bối cảnh đó, bất động sản (BĐS) vẫn có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư quốc tế. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 6.2022, BĐS vẫn xếp thứ hai trong số các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 3,15 tỉ USD, chiếm đến 22,5% tổng số vốn đăng ký. Đặc biệt, thị trường M&A bất động sản tiếp tục có những diễn biến lạc quan. Đáng chú ý, tính riêng phân khúc nhà ở, TP.HCM là địa phương có hoạt động sôi nổi nhất trong 7 tháng đầu năm.
Động lực để giới đầu tư FDI đổ đến Việt Nam vẫn là sự hồi phục của nền kinh tế năng động, cùng hiệu lực đang được phát huy cao độ của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Điều đó góp phần quan trọng giúp Việt Nam thu hút thêm vốn FDI cho các lĩnh vực kinh tế nói chung và BĐS nói riêng trong thời gian tới. Thêm vào đó, đầu tư công cũng sẽ tiếp tục tạo đà, lan tỏa đến cho cả nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Chỉ riêng quý I/2022, Bộ Giao thông - Vận tải đã giải ngân gần 7.500 tỉ đồng cho nhiều dự án hạ tầng trọng điểm. Dự kiến trong cả năm 2022, mức giải ngân này sẽ lên đến 50.300 tỉ đồng, đẩy nhanh việc hoàn thành nhiều dự án có vai trò kết nối liên vùng và quốc tế.
Sức hấp dẫn của BĐS có nguyên nhân quan trọng từ việc ngành này có những đặc trưng phù hợp để có thể được xem là “nơi trú ẩn an toàn”, giúp nhiều người bảo toàn tài sản trong giai đoạn thị trường có những diễn biến khó đoán. Chưa kể, BĐS còn có xu hướng tăng giá theo thời gian.
Nếu lĩnh vực BĐS nói chung vẫn đang cho thấy sự năng động đầy lạc quan thì các dự án ở trung tâm các thành phố lớn càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực. The Grand Manhattan của Novaland tại 100 Cô Giang, quận 1, TP HCM là một dự án điển hình như thế. Tiếp giáp hai mặt tiền của hai con đường Cô Bắc và Cô Giang ngay trung tâm quận 1, dự án này đáp ứng tiêu chí "kinh điển" của giới đầu tư BĐS quốc tế là "vị trí, vị trí và vị trí". Tọa lạc ở một khu đất phù hợp cho cả sinh sống lẫn kinh doanh chính là lý do quan trọng khiến nhiều khách hàng "chốt deal" ngay các căn hộ của dự án này khi mới chỉ tìm hiểu ban đầu.
Ưu thế "bất biến" của những dự án như The Grand Manhattan chính là việc cư dân có thể "hưởng trọn" các giá trị của vị trí trung tâm mang lại. Trung tâm TP.HCM luôn là khu vực có nhiều cái "nhất" đáng tự hào: kinh tế sầm uất nhất, hạ tầng hiện đại nhất, giao thông tiện lợi nhất, dịch vụ cao cấp nhất, nhịp sống năng động nhất và sự giao thoa văn hóa cũng đa dạng nhất. Đây chính là những điều kiện đặc biệt thuận lợi để các doanh nhân, nhà ngoại giao hay người nổi tiếng dễ dàng kết nối, làm việc để phát huy tối đa tài năng, giá trị của họ.
Theo giới trong ngành, giá bán tại phân khúc cao cấp có xu hướng tăng và chưa có dấu hiệu dừng do mức giá tính trên mét vuông ở một dự án căn hộ cao cấp khu trung tâm TPHCM so với dự án có vị trí tương đương tại Singapore còn thấp hơn rất nhiều, trong khi động lực tăng trưởng kinh tế và tốc độ dòng vốn đổ vào bất động sản trung tâm TPHCM không hề kém sôi động.
Báo cáo thị trường CBRE trong quý I/2022, phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu kể từ 2020 với tỷ trọng hơn 50% nguồn cung mới. Các phân khúc từ cao cấp trở lên mở rộng địa bàn hoạt động khiến căn hộ trung cấp và bình dân dần vắng bóng tại thị trường TPHCM, buộc người mua nhà phải chấp nhận mức giá cao hơn hoặc chuyển hướng tìm kiếm sang các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và xa hơn.
Bất động sản dành cho bạn