Thị trường đất nền Bình Dương đang xuất hiện những dấu hiệu mới thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chịu nhiều áp lực do lạm phát, siết chặt van tín dụng, nguồn cung khan hiếm, giá tăng nhanh,... thị trường bất động sản Bình Dương trở thành vùng trũng của dòng chảy đầu tư trong nửa cuối năm 2022.
Những năm gần đây, Bình Dương đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2022, Bình Dương dẫn đầu thu hút hơn 2,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 99% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế, toàn tỉnh đang có trên 4.000 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TPHCM.
Đặc biệt, Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” khi sở hữu đến 48 khu/cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 12.000ha, chiếm 1/4 diện tích công nghiệp toàn miền Nam và 13% diện tích công nghiệp của cả nước. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN tại Bình Dương cũng rất cao, lên đến hơn 90%, và thu hút đông đảo lực lượng chuyên gia, kỹ sư đến làm việc.
Giai đoạn 2020-2021, mặt bằng giá đất nền tại thành phố Thủ Dầu Một và Dĩ An tăng 30-60% dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cùng thời điểm, giá đất nền tại các địa phương Bàu Bàng, Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên cũng ghi nhận mức tăng 20%.
Trong khi đó, theo báo cáo thị trường của DKRA Vietnam, 6 tháng đầu năm 2022 sức cầu phân khúc đất nền tại Bình Dương vẫn tiếp tục tăng và nguồn cung mới chiếm 24% toàn thị trường sơ cấp TP.HCM và các tỉnh vùng ven. Giá bán phân khúc sản phẩm này bình quân đạt 33,5 triệu đồng/m2, cao nhất lên đến 58 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, khảo sát cho thấy các dự án đất nền tại khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, dọc theo quốc lộ 13, quốc lộ 14, ĐT 741, đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đã lập đỉnh giá mới so với đầu năm 2022. Cụ thể, tại Bàu Bàng, Phú Giáo, Đồng Phú, Chơn Thành…Các dự án có vị trí trung tâm đô thị hoặc liền kề KCN trên thị trường sơ cấp có giá thấp nhất 1,2 tỷ đồng/nền. Tại Bến Cát, Tân Uyên giá thấp nhất là 1,5 tỷ đồng/nền. Mức giá này cao hơn khoảng 15% so với cuối năm 2021.
Theo các chuyên gia, phát triển công nghiệp là nền tảng để phát triển kinh tế Bình Dương trong giai đoạn sắp tới. Cùng với TPHCM, đây là một trong những tỉnh giữ vai trò đầu tàu phát triển tại khu vực phía Nam. Cụ thể, Bình Dương nhiều năm liền đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021 thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương đạt khoảng 7,1 triệu đồng/tháng, bằng 1,8 lần so với bình quân cả nước.
Sáu tháng đầu năm 2022, dù vừa tái khởi động sau đại dịch Covid 19, tổng sản phẩm trên địa bàn Bình Dương (GRDP) vẫn tăng 6,85% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng hơn 7,8%, dịch vụ tăng hơn 6% và thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 8,9 triệu đồng/tháng.
Với chiến lược phát triển đô thị thông minh đang gặt hái nhiều kết quả ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao, liên tục trong 4 năm vừa qua, Bình Dương được vinh danh “Top 21 thành phố có chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu” của Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) và vinh dự vào top 7 trong hai năm 2021, 2022.
Bình Dương hiện đang đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống hạ tầng nhằm kiến tạo nền tảng phát triển bền vững. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp Quốc lộ 13, hoàn thiện đại lộ Tân Vạn – Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường trục Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên lên đến thành phố Dĩ An… nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội tỉnh cũng như liên kết với các tỉnh thành lân cận.
Trong đó, quốc lộ 13 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối các khu vực công nghiệp của tỉnh Bình Dương và các địa phương lân cận là TP.HCM, Bình Phước, Tây nguyên… với lưu lượng xe đạt 300.000 lượt/ngày. Trước tầm quan trọng của tuyến đường, tỉnh Bình Dương đã ưu tiên nguồn lực để nâng cấp từ 6 lên 8 làn xe từ Vĩnh Phú (TP. Thuận An) đến giao lộ Lê Hồng Phong (TP.Thủ Dầu Một).
Dự án được khởi công xây dựng ngày 26/4 vừa qua. Trong đó, Thuận An được hưởng lợi nhiều nhất khi giải tỏa được áp lực giao thông và chuẩn bị cho phát triển đô thị. Một phần trục Quốc lộ 13 ngang qua TP. Thuận An (đại lộ Bình Dương) hiện đã được quy hoạch thành đại lộ tài chính - thương mại - dịch vụ lớn nhất Bình Dương. Từ đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, gồm có trung tâm 1 tọa lạc ở Lái Thiêu, trung tâm 2 tọa lạc khu vực ngã tư Quốc lộ 13 - đường An Thạnh - Bình Chuẩn, trung tâm 3 chạy dọc ngã 5 An Phú và đường DT473, trung tâm 4 và 5 thuộc trục ngang Lái Thiêu - Dĩ An với ngã tư Quốc lộ 13 và trục Bình Hòa - Vĩnh Phú.
Bên cạnh đó, loạt hạ tầng giao thông sắp triển khai tạo động lực cho thị trường Thuận An phát triển mạnh mẽ và tăng sức hút đầu tư còn có Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương và Long An, Vành đai 3, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Hồ Chí Minh kết nối nhiều trục đường quan trọng như Quốc lộ 13, 14, 22...
Bất động sản dành cho bạn