Chỉ cần gõ từ khóa “bất động sản liền kề khu công nghiệp” trên internet, chưa đầy 1 giây đã xuất hiện hơn 9.000.000 kết quả. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm đặc biệt của phân khúc BĐS này trên thị trường.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phải chịu những sức ép như chính sách siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, lạm phát tăng cao,… phân khúc BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận những tín hiệu phát triển khả quan khi có thêm nhiều dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận, góp phần bổ sung nguồn cung mới cho thị trường. Tỷ lệ lấp đầy, giá thuê BĐS tại các khu công nghiệp trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng tăng và đạt ở mức cao.
Báo cáo cập nhật của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho thấy, một số dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong 6 tháng đầu năm trên cả nước đã góp phần bổ sung nguồn cung mới cho thị trường trong tương lai.
Tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp của cả nước trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng tăng và đạt ở mức cao. Trong đó tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở phía Bắc trong nửa đầu năm 2022 đạt khoảng 80%, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố phía Nam là khoảng 85%. Đáng chú ý, tại một số địa phương như TP.HCM, Đồng Nai và Bắc Ninh tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn ở mức cao trên 95%.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện các chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và sự quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) quan tâm đầu tư vào Việt Nam, BĐS công nghiệp vẫn sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.
Với vị thế là hạt nhân kinh tế của địa phương, khu công nghiệp có nhiều lợi thế để phát triển bất động sản nhà ở / đô thị trong vòng bán kính 5-10 km. Tại đây, lực lượng lao động và chuyên gia sẽ đến làm việc, từ đó phát sinh nhu cầu chỗ ở, kinh doanh. Từ đó, các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, giải trí, công viên... được hình thành, giúp nâng cao chất lượng sống cho lực lượng lao động hiện hữu và cư dân tương lai. Đặc biệt, những điểm đặt của các khu công nghiệp thường là ở các thị trường vùng ven, nơi có quỹ đất lớn, giá đất hợp lý và gần với các tuyến đường huyết mạch.
Nhờ những yếu tố kể trên, tính thanh khoản và sức tăng giá của nhà đất liền kề khu công nghiệp thường ở mức cao. Kéo theo đó, bất động sản khu vực này cũng được xem là một trong những kênh đầu tư giàu tiềm năng và thu hút sự quan tâm của cả khách hàng đầu tư lẫn khách mua ở thực.
“Các ông lớn rót tiền vào bất động sản công nghiệp kéo theo các nhà máy, công xưởng, người lao động đổ về làm việc. Nhu cầu về an cư, kinh doanh tăng mạnh, qua đó khiến làn sóng đầu tư bất động sản vùng ven khu công nghiệp sẽ trở thành xu hướng, phát triển mạnh trong thời gian tới. Nhiều nhà đầu tư sẽ thắng lớn nếu chọn được sản phẩm tốt tại đây”, ông Mười phân tích.
Tiềm năng là dễ thấy, nhưng cũng theo ông Võ Văn Mười, cơ hội luôn đi cùng thách thức, vì “miếng bánh” ngon thì luôn thu hút nhiều nhà đầu tư hàng đầu. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư phải đặc biệt lưu ý đến tiềm lực tài chính và vấn đề pháp lý, quy hoạch, tránh bị cuốn vào vòng xoáy mua qua, bán lại và cuối cùng mắc kẹt trên “chuyến tàu cuối” khi giá đã quá cao, phải chờ nhiều năm sau mới bán được.
Trước đó, anh Nguyễn Quốc Lâm, chủ một công ty đầu tư bất động sản tại Hà Nội, cho biết vào đầu năm 2021, anh cùng các cộng sự chuyển phần lớn nguồn lực từ ven đô về huyện Văn Lâm (Hưng Yên) nhằm đón sóng tại các xã quanh khu công nghiệp Phố Nối, Minh Hải.
Kết quả, công ty anh Hải đã có một năm thành công ấn tượng. Tuy nhiên, những thành công trên đến không hề dễ dàng. Trước khi quyết định chuyển địa bàn, anh cùng các cộng sự trong công ty đã phải dành ra gần 6 tháng cuối năm 2020 để đánh giá đúng về nhu cầu của thị trường, tìm hiểu đặc thù địa phương, tiêu chí mua nhà ở, từ đó tiến hành gom hàng, chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng đẩy sản phẩm ra thị trường.
Theo anh Lâm, để đảm bảo an toàn, các nhà đầu tư cần lựa chọn các khu công nghiệp liền kề khu dân cư vì như vậy mới có tiềm năng “ăn theo” nhu cầu nhà ở, xây nhà trọ và các dịch vụ. Về vị trí địa lý, khu công nghiệp có nằm ở vùng kinh tế trọng điểm, được tập trung nguồn lực phát triển hay không?
Nhà đầu tư cũng cần xem xét về điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông gắn liền. Xem xét lĩnh vực mà khu công nghiệp thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường thường sẽ có cơ hội thu hút người dân nhiều hơn, tiềm năng tăng giá cao hơn.
Khi lựa chọn, các nhà đầu tư cần xem xét những lô đất thổ cư có sổ đỏ đầy đủ, thuộc vị trí thuận lợi di chuyển tới những khu công nghiệp, giúp gia tăng tính thanh khoản của lô đất. Đặc biệt, nhà đầu tư phải xem xét kỹ quy hoạch của vùng, vì biến số về quy hoạch tại các dự án khu công nghiệp là rất lớn, nếu “dính” nhà đầu tư sẽ nắm chắc phần thua.
Bất động sản dành cho bạn