Sẽ có nhiều cuộc mua bán, sáp nhập bất động sản trong thời điểm cuối năm và sang năm 2023 do biến động mạnh của kênh đầu tư này.
Chuyên gia cho rằng, năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại, nhưng sẽ không có chuyện “sốt đất” xảy ra như đầu năm 2022. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
Mới chỉ đầu năm 2022, thị trường bất động sản nhiều nơi tiếp tục lên cơn sốt. Tuy nhiên, sang quý II, trước động thái kiểm soát tín dụng của ngân hàng đã khiến thị trường nhanh chóng rơi vào trầm lắng.
Gần nửa năm trở lại đây, thị trường vẫn không có tín hiệu khá hơn, thậm chí nhiều nơi nhà đầu tư rơi vào tình trạng áp lực tài chính chấp nhận cắt lỗ để giải phóng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư đang tiếp tục “gồng”, chờ thị trường năm tới khởi sắc vào năm sau.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Anh Quê, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, lúc này không phải giai đoạn cuối cùng chu kỳ bất động sản 2014 - 2022 mà chỉ là quãng nghỉ cần thiết để tăng giá trong giai đoạn tiếp theo.
“Bối cảnh năm 2022 khác với năm 2011, Nhà nước đã có kinh nghiệm hơn về điều tiết bất động sản cho nên việc xuống giá hoảng loạn như giai đoạn 2011 - 2013 là không thể”, ông Quê nói.
Theo ông Quê, nhà đầu tư bất động sản giai đoạn 2008 - 2010 chủ yếu vay vốn với lãi suất cao trên dưới 20% nên khi bất động sản xuống giá là thi nhau bán tháo tạo thị trường hoảng loạn. Còn nhà đầu tư giai đoạn này ít sử dụng vốn vay. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn khi bất động sản đi ngang hay đôi chỗ có sự xuống giá nhẹ mà họ tập trung quan sát thị trường, sẵn sàng mua vào nếu có sản phẩm tốt”.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam cho rằng, khả năng tăng lãi suất và việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng hiện nay đã tạo ra những biến động cho thị trường bất động sản trong thời gian qua. Theo đó, tính thanh khoản của các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2022 - 2023 sẽ bị tác động.
Nhìn chung, trong ngắn hạn và trung hạn, thị trường bất động sản Việt Nam có thể chững lại về lượng giao dịch nhưng sẽ không có xảy ra hiện tượng giảm giá sâu, thậm chí còn có thể tăng nhẹ. Trừ loại hình bất động sản du lịch truyền thống”, ông Hưng khẳng định.
Xét trong dài hạn (giai đoạn 3 – 10 năm tới), ông Phạm Thanh Hưng khẳng định Việt Nam sẽ chạm tới một giai đoạn vàng của thị trường bất động sản (như từng xảy ra ở Trung Quốc) khi GDP per Capital của Việt Nam chạm và vượt mức $3,000. Đây là mức mà những nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn, và người dân sẽ có tích lũy tốt để có thể đầu tư bất động sản và cải thiện chất lượng cuộc sống.
“Một trong những tác động của khủng hoảng do Covid là lượng cung tiền mặt tăng vọt ở nhiều cường quốc, khiến bất động sản ở các nước phát triển sẽ tăng theo. Và điều nay sau vài năm, sẽ tác động mang tính hiệu ứng đối với thị trường Việt Nam. Vì vậy, tôi dự báo năm 2023 – 2024 sẽ thiết lập một đỉnh cao mới của thị trường bất động sản Việt Nam”, Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group khẳng định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản năm tới sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Trong đó, khả năng pháp lý được tháo gỡ là rất cao, cùng đó, đến năm 2023 sẽ có room tín dụng mới sẽ là điểm sáng cho thị trường bất động sản phục hồi.
Bất động sản dành cho bạn