Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành các tổ chức tín dụng thắt chặt nguồn vốn cho nhiều lĩnh vực trong đó có bất động sản.
Thắt chặt tín dụng bất động sản bước đầu làm sức mua kém, lâu dài thanh khoản sẽ giảm, tài sản rớt giá, theo các chuyên gia.
Trước mắt, siết tín dụng BĐS sẽ dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung. Trong khi nguồn cầu đang ngày lớn lên, dẫn đến việc cung không đáp ứng kịp cầu. Vì vậy ngành BĐS có thể bị đóng băng hoặc gây nợ xấu ngân hàng.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng siết tín dụng sẽ gây hệ lụy đến ba nhóm đối tượng chính là các nhà đầu tư, nhà phát triển và người mua nhà ở thật. Đây cũng là ba nhóm đối tượng đại diện cho cung cầu của thị trường. Về phía chủ đầu tư, nhà phát triển, sử dụng đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu để triển khai và xây dựng các dự án BĐS.
Từ tháng 4 đến đầu tháng 7, tức sau 3 tháng sau khi một số ngân hàng có động thái siết vốn với bất động sản, nhiều doanh nghiệp bước vào giai đoạn khát vốn, khó bán hàng sơ cấp. Thanh khoản nhà đất trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) cũng trầm lắng, dòng tiền trên thị trường địa ốc yếu dần, các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu co cụm, phòng thủ.
Do đó, khi nguồn vốn vay bị siết chặt, các dự án sẽ bị đình trệ, gây ảnh hưởng cho xã hội, ảnh hưởng đến các ngành liên quan khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất…v.v. Hơn hết, nhiều dự án còn dở dang cũng khiến nguồn cung trên thị trường ít đi và nguồn cung cũng sẽ thiếu.
Đối với người có nhu cầu mua nhà ở thật, thì nhà là bất động sản có giá trị lớn, giúp họ an cư để làm việc, chăm sóc gia đình. Vì vậy, người mua nhà có nhu cầu ở thực nhưng không đủ vốn cũng cần phải vay nợ ngân hàng. Do đó, việc thắt chặt tín dụng sẽ làm giảm khả năng vay vốn của những người có nhu cầu nhà ở thực tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tại ngành bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có tình trạng thắt chặt tín dụng. Điều này có thể dẫn đến sự chững lại trong ngắn hạn của thị trường. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh trong dài hạn, ngành bất động sản sẽ cần thêm các chiến lược và công cụ từ các cơ quan chức năng.
Từ tháng 4, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, nhiều nhà băng thận trọng cấp tín dụng tại các địa bàn đang có sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao; rà soát lại các khoản vay và hạn chế room cho bất động sản. Việc định giá tài sản đảm bảo là bất động sản, nhất ở nơi có hiện tượng sốt đất để phản ánh đúng giá trị thực, minh bạch, khách quan.
Việc siết tín dụng, theo chuyên gia GIBC, đã tác động tâm lý thị trường từ tháng 4 đến cuối tháng 6, từ tháng 7 trở đi sẽ là giai đoạn tác động giảm giá cơ học.
Cụ thể, từ tháng 6 đến nay, trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại đã giảm giá tài sản do khó khăn tài chính hoặc có nhu cầu thoát hàng nhanh. Trong khi đó dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản đã có dấu hiệu tắc nghẽn và co cụm khi các nhà đầu tư có động thái rút tiền mặt về để hạn chế rủi ro. Trong những tháng tới, nếu thanh khoản tiếp tục giảm, thị trường sẽ đảo chiều từ giai đoạn tăng giá liên tục sang giai đoạn giằng co về giá, phản ứng của người mua có thể quyết định việc chủ đầu tư chuyển từ trạng thái thổi giá lên cao sang tình thế tăng ưu đãi, tăng khuyến mãi để kích cầu, tìm cách thoát hàng.
Các chuyên gia dự báo, 6 tháng cuối năm 2022 là giai đoạn thị trường địa ốc đứng trước phép thử khắc nghiệt nhất trong vòng 5-7 năm qua. Siết vốn tín dụng tuy không phải là nguyên nhân duy nhất khiến thị trường trầm lắng, suy yếu nhưng đây là giọt nước tràn ly có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng mới. Quyết định siết tín dụng BĐS chắc chắn sẽ gây nên những tác động đến cả cung và cầu trên thị trường BĐS. Điều này rất có thể sẽ khiến các dự án BĐS đang và sắp triển khai bị chậm tiến độ. Vì vậy, các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng phải tìm giải pháp phù hợp để kiểm soát tốc vấn đề này, hướng tới một thị trường bất động sản tăng trưởng lành mạnh.
Bất động sản dành cho bạn