Chiến lược cải cách chính sách thuế nhằm mục tiêu hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế. Chiến lược này cũng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.Chính sách thuế trong chiến lược gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách Nhà nước.
Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì chiến lược cải cách thuế theo hướng đảm bảo duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý. Đất nông nghiệp vẫn tiếp tục được miễn thuế sử dụng đến hết năm 2025 đối với các loại thuế liên quan đến tài sản (gồm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp).
Bộ Tài chính được đề nghị nghiên cứu "theo hướng tăng mức điều tiết với đất và bổ sung thu thuế với nhà" nhằm khuyến khích sử dụng hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì chiến lược cải cách thuế theo hướng đảm bảo khả năng duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý. Đồng thời, xây dựng chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế tài sản, số thuế phải nộp, đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật có liên quan.
Hồi cuối tháng 3, khi phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030 những nội dung này trên cũng được đề cập tại quyết định của Thủ tướng.
Trước đó, giới chính sách và chuyên gia đã nhiều lần đề cập về vấn đề đánh thuế lên nhà và bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, áp thuế với nhà sẽ là công cụ hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, tuy nhiên dữ liệu thị trường phải có độ chuẩn xác cao.
Bất động sản dành cho bạn