Khác với khách sạn / resort để ở, mô hình khu đô thị ven biển kết hợp chặt chẽ với phát triển du lịch có nhiều ưu điểm vượt trội khi sở hữu lâu dài vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa là điểm đến tham quan và trải nghiệm. Thành phố biển kích thích và thúc đẩy sự chuyển động của các cộng đồng xã hội vốn có xu hướng bất động, vì họ bị kìm hãm bởi các hệ tư tưởng và thể chế xã hội quán tính.
Lợi thế của Đô thị biển
Khu đô thị không còn là khái niệm mới tại Việt Nam. Lợi thế quỹ đất lớn cho phép các chủ đầu tư linh hoạt phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu ở thực, an cư ổn định của cư dân.
BĐS biển luôn đi kèm với tâm lý lưu trú ngắn hạn, thuần về nghỉ dưỡng tồn tại ở hình thức khách sạn/resort hay quy mô hơn là tổ hợp nghỉ dưỡng "all-in-one", đa số sở hữu có thời hạn. Do đó đô thị biển như một làn gió mới định nghĩa lại thị trường khi giờ đây tài sản biển cũng chính là một nhà ở có pháp lý sở hữu lâu dài để khách hàng an cư dài hạn. Chỉ khác chăng ngoài chức năng an cư còn mang đậm hơi thở của thụ hưởng, nghỉ dưỡng với biển xanh – cát trắng – nắng vàng mà BĐS trong KĐT thông thường không có được.
Tại hội thảo "Xu thế sở hữu bất động sản" trong 10 tiêu chí chọn lựa BĐS biển, có đến 24% là tâm lý muốn sở hữu lâu dài. Điều này cho thấy, đô thị biển sở hữu lâu dài luôn chiếm ưu thế rất lớn trên thị trường.
Điểm mới trong mô hình Đô thị biển
Tận hưởng nhiều tiện ích nhất trong khoảng thời gian giới hạn của kỳ nghỉ luôn là nhu cầu tất yếu của các tín đồ du lịch. Bởi lẽ theo khảo sát của Tổng cục Du lịch, khoảng 60% chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam dành cho lưu trú và ăn uống; mua sắm vui chơi giải trí chỉ chiếm 20%. Trong khi đó tại Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, tỷ lệ cho vui chơi mua sắm chiếm 50%-60%.
Đây là lý do khiến du lịch Việt mất đi nguồn doanh thu lớn khi theo thống kê của hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) năm 2018, trung bình mỗi ngày khách đến Việt Nam chỉ chi 96 USD, còn Thái Lan là 163 USD và Singapore là 325 USD.
Điều này đòi hỏi các dự án BĐS Việt Nam phải gắn liền với khai thác du lịch "tất cả trong một" và chỉ những dự án quy mô đủ lớn cùng mặt tiền biển trải dài mới đủ sức thực hiện câu chuyện này.
Tương tự như tổ hợp nghỉ dưỡng "all-in-one", việc phát triển đô thị biển thành một điểm đến du lịch giúp du khách và chủ sở hữu được thụ hưởng toàn bộ tiện ích đa dạng từ vui chơi – mua sắm – giải trí – du lịch biển – nghỉ dưỡng ngay trong dự án. Xu hướng này giúp dự án chủ động tiếp cận lượng du khách dồi dào tăng trưởng đều hàng năm. Tuy nhiên điểm khác biệt là đa số tổ hợp nghỉ dưỡng "all-in-one" sở hữu có thời hạn trong khi đô thị biển kết hợp du lịch là nơi an cư sở hữu lâu dài.
Bất động sản dành cho bạn