Mô hình đô thị vệ tinh ra đời vào cuối thế kỷ XIX, nay đã trở nên phổ biến tại các thành phố lớn trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, mô hình này cũng là xu hướng chung của các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Vùng Thủ đô được định hướng phát triển theo hình thức đô thị đa cực tập trung. Không gian vùng được chia thành 2 phân vùng: đô thị hạt nhân và phụ cận, vùng phát triển đối trọng. Với việc lấy Hà Nội là hạt nhân và các tỉnh lân cận là đô thị vệ tinh.
Thủ đô Hà Nội mở rộng sang các vùng xung quanh từ 25 - 30km được thiết lập làm đô thị hạt nhân và phụ cận. Với quy hoạch này, các tỉnh trong vùng tạo thành mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Vùng phát triển đối trọng sẽ là khu mở rộng từ trung tâm Hà Nội theo bán kính 30-60km bao gồm 3 phân vùng lớn là Nam sông Hồng , Bắc sông Hồng và phía Đông sông Hồng. Mỗi phân vùng sẽ có sự liên kết chặt chẽ tuy nhiên cũng sẽ có những nhiệm vụ riêng có dựa theo đặc trưng về mặt hạ tầng, kinh tế và văn hóa.
Trong đó Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là các địa phương có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao, có vị trí trung tâm của toàn Vùng. Các đô thị khu vực phía Tây Hà Nội giữ vai trò phát triển dịch vụ và công nghệ cao.
Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội, khái niệm khu đô thị vệ tinh kiểu mẫu dần trở nên quen thuộc với cư dân hiện đại. Trong đó, ngoài việc thiết kế, xây dựng với nhiều chỉ tiêu riêng biệt, những đô thị này còn cung cấp mọi tiện ích cho cư dân, từ nhu cầu học tập, chăm sóc y tế cho đến mua sắm, giải trí.. Tại khu vực miền Nam, có thể kể đến như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An...
Là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Đồng Nai được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Với nhịp kinh tế chiếm hơn 45% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 43% ngân sách quốc gia, Đồng Nai được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi thu hút các nhà phát triển bất động sản. Gần đây nhất, số liệu thống kê trong quý I/2022 cho thấy, GRDP của tỉnh tăng hơn 6,1%, đưa Đồng Nai trở thành địa phương tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đông Nam bộ. Trên cơ sở đó, Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành đô thị thông minh, là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, dựa trên khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nằm tại cửa ngõ phía đông của TP Hồ Chí Minh, tỉnh còn có lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, thể hiện ở loạt dự án trọng điểm đã và đang triển khai. Mặt khác, sở hữu các đô thị công nghiệp nổi bật như Biên Hòa, Amata... kéo theo nhu cầu về chỗ ở cho đông đảo nguồn lao động chất lượng cao và đội ngũ chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại khu vực, mở ra cơ hội phát triển thị trường bất động sản.
Bất động sản dành cho bạn