Với những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình cũng như hạ tầng cơ sở, Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá là thị trường bất động sản hấp dẫn tại khu vực phía Nam.
Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách TP.HCM 1 giờ 30 phút di chuyển, Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, dẫn đầu tiềm năng du lịch của miền Đông Nam Bộ.
Theo Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng với GRDP đạt 3,41%. Riêng dịch vụ lưu trú phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 48,42%. Tổng số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ước tính 3.056 lượt khách, tăng 55,18% số với cùng kỳ năm trước.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nỗ lực đẩy mạnh quy hoạch hạ tầng giao thông từ đường hàng không đến đường bộ. Một số dự án đã và đang được đầu tư như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án phà cao tốc Bà Rịa - Vũng Tàu - Cần Giờ - TP HCM, dự án đường 911B từ quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép; đề án xây dựng tỉnh lộ 994, đường trục chính Bà Rịa - Vũng Tàu...
Nền tảng phát triển du lịch bền vững của Bà Rịa – Vũng Tàu dựa trên nhiều yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hóa và chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương.
Trong đó, thiên nhiên là tài nguyên quý giá của tỉnh với đường bờ biển hơn 300km, bãi tắm đẹp, ít sóng lớn, nước biển trong xanh. Thời tiết ấm áp quanh năm. Hệ sinh thái đa dạng với rừng nguyên sinh, suối khoáng nóng, núi đồi trải dài đến sát biển.
Không chỉ hội tụ tài nguyên thiên nhiên rừng và biển, Bà Rịa – Vũng Tàu còn thu hút du khách nhờ các giá trị văn hóa đặc trưng, các điểm đến tôn giáo, di tích lịch sử…
Bên cạnh đó là các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển như Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô, Vía Ông, Trùng Cửu… Và các sự kiện quảng bá du lịch địa phương như lễ hội văn hóa ẩm thực, lễ hội bia, lễ hội âm nhạc sôi động…
Tất cả đều là những yếu tố đắt giá để có thể khai thác các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Hiện tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển ngành du lịch trở thành một trong bốn trụ cột kinh tế.
Trong đó phát triển 8 loại hình du lịch chính, bao gồm: Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); Du lịch nghỉ dưỡng biển; Du lịch gắn với chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; Du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí; Du lịch gắn với hoạt động thể dục thể thao; Du lịch gắn với văn hóa – lịch sử; Du lịch sinh thái; Du lịch gắn với cộng đồng.
Trung tâm thành phố Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố du lịch biển với những loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí về đêm, thể thao biển và du lịch hội nghị – hội thảo.Là đô thị loại 1 giữ vai trò trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh đồng thời là Trung tâm Kho vận và Cung ứng của khu vực, thành phố Vũng Tàu sẽ là một trong những trọng điểm kinh tế thúc đẩy sự phát triển của một vùng liên tỉnh cũng như cả nước. Dân số tăng nhanh, và dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ còn phát triển mạnh mẽ khi Vũng Tàu đón nhận nguồn vốn đầu tư FDI lớn, thu hút lực lượng chuyên gia, trí thức, gia đình trẻ về sinh sống, làm việc trong dài hạn hoặc ngắn hạn, kéo theo nhu cầu lưu trú tăng cao.
Không những sở hữu lợi thế về vị trí kết nối vùng, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có tài nguyên biển và rừng nguyên sinh, địa hình đa dạng gồm núi, đồi, biển với bờ biển dài hơn 300km…, là điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam.
Thống kê cho thấy, mỗi năm lượng du khách đến tỉnh đã vào khoảng 15- 16 triệu lượt, trong đó khách lưu trú trên 3 triệu lượt; doanh thu từ hoạt động du lịch (từ các cơ sở lưu trú) đạt bình quân trên 5.000 tỉ đồng/năm.
Theo Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, đưa du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được định hướng trở thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á; cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại; nâng tổng doanh thu từ du lịch và dịch vụ liên quan, tỷ trọng đóng của hoạt động du lịch trong GRDP, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của du khách năm 2050 sẽ gấp 02 lần năm 2030. Cùng với chiến lược này, tỉnh đang tập trung phát triển 08 loại hình du lịch chính, bao gồm: du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); Du lịch nghỉ dưỡng biển; Du lịch gắn với chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; Du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí; Du lịch gắn với hoạt động thể dục thể thao; Du lịch gắn văn hóa - lịch sử; Du lịch sinh thái; Du lịch gắn với cộng đồng.
Tổng hoà các bệ phóng phát triển kinh tế, du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên hấp lực lớn thu hút các nguồn vốn đầu tư vào địa phương, biến nơi đây trở thành bến đỗ của các thương hiệu bất động sản uy tín trong nước và quốc tế, phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trong đó nổi bật là dòng sản phẩm căn hộ du lịch nhằm đón đầu làn sóng tăng trưởng du lịch.
Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – Viện phó Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng, bên cạnh việc thu hút các nhà phát triển bất động sản, cộng đồng khách du lịch trong nước và quốc tế, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là điểm đến của nhiều cá nhân và gia đình có nhu cầu sở hữu Second Home - Ngôi nhà thứ hai khi có tốc độ đô thị hóa nhanh, đường sá, trường trạm từ đô thị đến nông thôn ở hầu hết các khu vực đều được quy hoạch bài bản. Đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố Vũng Tàu, hệ thống dịch vụ tiện ích phục vụ cư dân và du khách ngày một phát triển, kèm theo đó là hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc gia và những dịch vụ khám chữa bệnh thuận lợi để người dân có thể an tâm tận hưởng và phát triển cuộc sống….
Bất động sản dành cho bạn