Tuy thị trường BĐS giai đoạn này đã phần nào vượt qua khó khăn và xuất hiện nhiều điểm sáng. Tuy vậy, nếu không tiếp tục đưa ra và thực hiện các giải pháp gỡ vướng thì thị trường BĐS vẫn có thể chìm trong khó khăn.
Đó là điều hành của Chính phủ không đủ mạnh hoặc không quyết liệt, có thể sẽ không cải thiện được sức khỏe của doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
Cùng với đó, chính quyền địa phương trên cả nước không hưởng ứng quyết liệt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, thờ ơ với khó khăn và sự sống còn của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp và nhà đầu tư không có thái độ chung tay xây dựng một thị trường ổn định, bền vững.
Đó là những điểm mà theo ông Đính phải hết sức lưu ý.
Chủ tịch VARS cho rằng, năm 2024 vẫn có khả năng gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Chính phủ chắc chắn tiếp tục hành động theo xu hướng mạnh và quyết liệt hơn. Luật đất đai kỳ vọng được thông qua trong giai đoạn nửa đầu năm 2024 với những nội dung được cho là phù hợp với sự phát triển, sẽ giúp tạo động lực và tăng niềm tin cho xã hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư,...
Bên cạnh đó, đầu tư công cũng được chú trọng ở nhiều vùng miền trên cả nước và chắc chắn sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, phát triển thị trường bất động sản, thu hút đầu tư vào phân khúc này mạnh hơn 2023.
Cũng theo ông Đính, quy hoạch của gần 40 tỉnh thành đã được Chính phủ phê duyệt, dự báo tiếp tục được phê duyệt ở 63 tỉnh thành trong năm 2024. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn cho nhiều dự án bị vướng mắc ở nội dung này. Đồng thời sẽ tạo động lực thu hút đầu tư mạnh hơn, đặc biệt là FDI.
Đáng chú ý, lãi suất ngân hàng được dự báo duy trì ở mức ổn định so với cuối năm 2023. Đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhiều hơn. Tỷ lệ hấp thụ vốn tín dụng sẽ được cải thiện hơn so với năm 2023.
Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ có thể sẽ được tháo gỡ để đẩy mạnh phát triển nguồn cung, trở thành sản phẩm chủ đạo làm ấm lại thị trường giao dịch.
“Năm 2024 dự đoán sẽ là giai đoạn cuối khó khăn thị trường bất động sản. Tuy không thể bùng nổ, nhưng sẽ dần vào ổn định. Năm nay được cho là khởi đầu của một chu kỳ mới phát triển cho nhiều năm tiếp theo”, ông Đính dự báo.
Đặc biệt, do đã được thanh lọc, đào thải mạnh, nên thị trường năm 2024 hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp đã thích nghi, hoặc cấu trúc lại để thích nghi. Kết hợp việc các nhà đầu tư, khách hàng thông thái hơn, kinh nghiệm hơn, chuyên nghiệp hơn nên hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường theo hướng thực chất hơn, ổn định hơn. Hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường khó có đất sống ở thời kỳ này.
Để đạt được các kết quả tích cực như dự báo, Chủ tịch VARS kiến nghị sớm thông qua dự thảo Luật đất đai theo hướng gỡ được những điểm nghẽn cơ bản thực tế. Đồng thời, hài hòa với Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Không để xảy ra tình trạng chồng chéo, không nhất quán.
Đồng thời, có phương án tính tiền sử dụng đất theo hướng hỗ trợ, tạo cơ hội “tái sinh” phân khúc nhà ở giá bình dân, phù hợp với khả năng tài chính của phần đông người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đang hoặc có kế hoạch triển khai phân phúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bình dân, cải tạo chung cư cũ (thúc đẩy để thực thi)
Tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, thống kê nhằm hỗ trợ xử lý, tháo gỡ các dự án còn vướng mắc.
Về phía chính quyền địa phương, ông Đính cho rằng cần có giải pháp nhằm giải tỏa tâm lý “sợ sai” trong một số bộ phận cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, nhằm khơi thông các điểm tắc nghẽn trong công tác ra văn bản.
Một vấn đề nữa được cho cần phải tập trung giải quyết trong năm 2024, chính là khơi thông nguồn vốn cho bất động sản. Trong đó, về nguồn vốn tín dụng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, cần thực hiện nhanh chóng, nghiêm túc và linh hoạt các chỉ đạo của NHNN để có thể đưa nguồn vốn tín dụng đến với các doanh nghiệp bất động sản.
Các NHTM cần đẩy mạnh việc xem xét, thẩm định các dự án, các hợp đồng để có thể thực hiện cho vay theo dòng tiền, cho vay theo hợp đồng của các doanh nghiệp.
Đối với việc phát hành TPDN, cần tiếp tục xem xét các động thái của các doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu để kịp thời có các biện pháp thay đổi, chỉnh sửa để các cơ chế, chính sách phù hợp với năng lực và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản.
Đối với giải ngân vốn đầu tư công, ông Thịnh cho rằng, phải đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề này. Tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục khởi công dự án. Các hồ sơ, thủ tục đầu tư cần được sớm chuẩn bị. Cần phân bổ nguồn vốn đầu tư công sớm tại các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, điều chỉnh nhanh giá cả theo giá thị trường. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư. Theo chuyên gia, nhiều dự án vẫn gặp vướng trong giải phóng mặt bằng. Một số địa phương, một số dự án khó khăn về nguồn vật liệu, ảnh hưởng tiến độ, khối lượng nghiệm thu giải ngân vốn.
Mặt khác, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cần khẩn trương xem xét, sửa đổi. Các dự án có vốn ODA có quá trình điều chỉnh, sửa đổi tốn nhiều thời gian, chậm tiến độ thi công nên cần rà soát, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý.
Bất động sản dành cho bạn