Các dự án hạ tầng ở Nhà Bè hướng tới việc trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM vào năm 2025, dự kiến sẽ tích cực thúc đẩy thị trường BĐS. Sự cải thiện về giao thông, kinh tế và cảnh quan đô thị có thể tăng giá trị BĐS, thu hút sự quan tâm và đầu tư vào khu vực này.
Cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Nhà Bè đang được đẩy mạnh đầu tư phát triển để tăng tính kết nối đến trung tâm đồng bộ trên cả đường bộ, đường thủy và đường sắt. Cụ thể:
Dự án xây mới cầu Rạch Đỉa được UBND Thành phố phê duyệt có tổng mức đầu tư hơn 512,7 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024. Sau khi hoàn thành, cầu Rạch Đỉa sẽ giúp giảm tải cho cầu Rạch Đỉa 2 trên đường Nguyễn Hữu Thọ, rút ngắn thời gian di chuyển từ huyện Nhà Bè sang quận 7 và ngược lại.
Dự án cầu Cây Khô có vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong năm 2023 giúp kết nối giao thông giữa hai huyện Bình Chánh và Nhà Bè, bên cạnh đó còn tạo điệu kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các quận 5, 6, 8 với khu đô thị Nam Sài Gòn dễ dàng hơn.
Tiêu điểm trong năm 2023, cầu Long Kiểng đã khánh thành, đi vào hoạt động trong tháng 9/2023. Trước đó, người dân qua lại trên cầu sắt nhỏ, thường xuyên ách tắc, kẹt xe, mất nhiều giờ để vận chuyển hàng hóa... Cầu Long Kiểng đi vào hoạt động gỡ nút thắt cổ chai, góp phần kết nối giao thương nhanh chóng, liền mạch giữa hai đầu nam - bắc Nhà Bè.
Đặc biệt, cụm cảng Hiệp Phước là nơi hội tụ 4 cảng lớn: Cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An, được quy hoạch là Trung tâm kho vận Logistics, trung tâm thông thương hàng hóa lớn nhất khu vực sẽ có thêm các tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia để phục vụ giao thương và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, Thành phố chỉ đạo xây dựng đường Vành đai 4 kết nối nhanh, hiệu quả và an toàn giữa cảng với các tỉnh miền Tây. Cảng Hiệp Phước là một trong các yếu tố giúp thay đổi diện mạo đô thị, phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng.
Các tuyến đường thủy tại Nhà Bè có chức năng thông thủy và phát triển tuyến du lịch đường sông liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô (sông Soài Rạp, Nhà Bè) được quy hoạch theo đồ án quy hoạch chung của TP.HCM.
Ngoài ra, các dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ và các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ; mở rộng các đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Bình cũng đang gấp rút thi công.
Bám sát mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đi kèm mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025, trong nửa nhiệm kỳ đầu Nhà Bè đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,32% vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra (12%).
Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung mới căn hộ chung cư dự kiến phục hồi trở lại từ năm 2024, giá sơ cấp thị trường chung cư TP.HCM tiếp tục tăng do nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế.
Trong đó, tại khu vực phía nam Sài Gòn, nguồn cung căn hộ mới được ghi nhận cuối năm 2023 của dự án Khai Hoàn Prime là gần 1300 căn. Dự án tọa lạc ngay mặt tiền đường Lê Văn Lương thuộc xã Nhơn Đức, cạnh bên cầu Long Kiểng vừa khánh thành. Không chỉ lợi thế về mặt vị trí, dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng giải trí với loạt tiện ích: rạp phim, clubhouse, quảng trường ánh sáng… phục vụ cư dân nội khu và điểm đến của người dân Nhà Bè các dịp vui chơi cuối tuần.
Cũng tại địa bàn Nhơn Đức lân cận dự án Khai Hoan Prime, các trường đại học lớn là Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao và Đại học Mở TP.HCM cũng đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng. Hạ tầng giáo dục nâng cấp kết hợp cùng sự xuất hiện của các dự án nhà ở, góp phần tạo tiền đề thu hút lượng lớn dân cư chuyển về đây sinh sống và làm việc.
Nhờ sự tăng trưởng về kinh tế, sự đầu tư hạ tầng đồng bộ và quyết liệt, các dự án bất động sản ra mắt trong cuối năm 2023 tại Nhà Bè được hưởng lợi, có thêm tiềm năng phát triển.
Bất động sản dành cho bạn